⏺ Thiền Minh Sát là không dễ dàng. Hành giả phải có sự nhẫn nại, và học hỏi từng bước. Như khi hành giả đi trên một sợi dây căng rồi ngả xuống, hành giả phải đứng dậy và tiếp tục đi.
Thiền Minh Sát còn khó khăn hơn việc đi trên một sợi dây. Ðừng vội vã. Ðừng quá nôn nóng để thấy cho được danh-sắc. Chỉ tu tập. Hãy tiếp tục tu tập theo cách bình thường, và đừng ham muốn thấy danh-sắc. Dù hành giả có trông thấy nó hay không đều không thành vấn đề.
Hãy tu tập đúng đắn. Nếu hành giả ham muốn thấy được sắc pháp chính là tham ái. Khi tham ái xuất hiện, hành giả không thể thấy được pháp, bởi vì tâm của hành giả đã sai lệch.
Hành giả phải có tác ý trong tâm của mình giống như hành giả xem một vở kịch. Vở kịch chỉ có 4 thành phần: ngồi, nằm, đứng và đi. Như thế là đủ rồi. Mặc dù chỉ có 4 phần, nhưng rất khó khăn để trông thấy nó. Hành giả phải biết phương pháp nào để thấy được chúng.
⏺ Kết quả của thiền Minh sát là mục tiêu cuối cùng của người Phật tử, không phân biệt xuất gia hay tại gia, đó là đạo quả giác ngộ.
Chừng nào tâm của hành giả không còn tham sân si đó là Niết bàn tại thế.
Cách giải thích trong thiền học là hành giả phải tu tập tinh chuyên trong Tứ niệm xứ để trải qua 16 Tuệ Minh Sát, mới chứng được đạo quả đệ nhất Sa Môn. Đó là dòng thánh thứ nhất trong đạo Phật. Tâm hành giả lúc bấy giờ hoàn toàn đoạn trừ Thân kiến, Hoài nghi và giới cấm thủ.
⏺ Đôi dòng về Thiền sư Achaan Naeb: là con của một vị tỉnh trưởng ở Thái Lan, trong một tỉnh biên giới nước Miến Ðiện. Vào độ tuổi ba mươi lăm, bà bắt đầu học Vi diệu pháp và thiền quán dưới sự hướng dẫn của một vị thầy tên là Achaan Pathunta U Vilasa. Mười hai năm sau, bà bắt đầu đi dạy. Bà thành lập nhiều trung tâm cho pháp học và pháp hành ở nhiều ngôi chùa, và cuối cùng dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, bà thành lập hội Tâm lý trị liệu và hội nghiên cứu Phật giáo ở Wat Sraket ở Thái Lan. Mặc dù ở tuổi bảy mươi vào khoảng cuối cuộc đời, bà vẫn đi dạy và những đệ tử của bà tiếp tục sứ mệnh truyền bá pháp hành
Cố Thiền sư Achaan Naeb (1897 – 1983)
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.