BÀN VỀ THỨC
Chúng ta thấy khi có sự tác động của hình sắc lên mắt, âm thanh lên tai, mùi đối với mũi, vị đối với lưỡi, xúc chạm với thân, và pháp trần đối với ý căn, sự hay biết, nhận biết được những cái đó chính là Thức.
Lúc này chưa có khái niệm được xen vào. Chưa có sự đặt tên: Bông hoa, mùi dầu thơm, tiếng máy quạt…vv
Như vậy tại 6 căn có phát sinh sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Thức chỉ có vai trò là ghi nhận về sự hiện diện của đối tượng thôi, mà khái niệm về đối tượng đó chưa xen vào.
Khi khái niệm được xen vào, nó chuyển thành các tiến trình ở ý môn hay tiến trình ở tâm. Tiến trình biết xảy ra tại các căn, nhưng tiến trình khái niệm, đặt tên xảy ra tại ý môn .
Ví dụ khi chúng ta nhìn thấy 1 cái bút: Đầu tiên chỉ ở nhãn môn, chỉ là thấy 1 cái gì đó. Sau đó thấy nó dài, màu đen, ..vv và hiểu được, rồi khái niệm hóa nó thành cái bút diễn ra ở ý môn, tiến trình này xảy ra ở ý môn.
Như vậy Thức được hình thành do Sắc. Tại ý môn Thọ, Tưởng, Hành vận hành để khái niệm hóa> sự sinh khởi của Ngũ uẩn: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức
Và khi Thức sanh khởi thì đó là sự sanh khởi của toàn bộ Ngũ uẩn. Khi ngũ uẩn sanh khởi như thế này, nó sẽ đi kèm theo các khái niệm. Các khái niệm ở đây sẽ là: đàn ông, đàn bà, con người, bông hoa, cái bút…vv…
Như vậy là có tôi, có người khác, mà khi đã có tôi thì sẽ có người khác. Đã có con người thì có đàn ông, có đàn bà.
Do các khái niệm này, rồi chúng ta chấp vào các khái niệm này thì sẽ dẫn tới Ái (Thích và không thích), rồi tăng trưởng thành Thủ (nắm giữ) và rồi đến Nghiệp Hữu (Tạo tác, hành động)
Và nếu khi chết trong tâm còn Ái…thì Nghiệp hữu dẫn chúng ta đến các cõi tái sinh. Đã tái sinh thì lại tiếp tục vòng luân hồi rồi Già và Chết. Cứ như vậy chúng ta liên tục ở trong vòng sinh tử, không có hồi chấm dứt.
Như vậy chúng ta thấy rằng: khi Nhìn, chúng ta chỉ thấy hình ảnh thôi, nhưng chúng ta lại không biết đó chỉ là hình ảnh, mà cho rằng nó là cái cây, con người…vv. Tức là các khái niệm (Tưởng) được xen vào, do có tà kiến ở đó.
Và tà kiến đằng sau đó chính là do vô minh thúc đẩy. Tiến trình này xảy ra rất nhanh và chúng ta không kịp ghi nhận.
Do đó với chánh niệm mạnh mẽ, chúng ta sẽ ghi nhận được sự sinh khởi của các Thức, và toàn bộ ngũ uẩn sinh khởi
Khi nhìn, chúng ta phải biết đó là nhãn thức, khi nghe biết đó là nhĩ thức, rồi tỷ thức, thiệt thức, thân thức khi xúc chạm và suy nghĩ – đó là ý thức.
Ở đây nói đến Pháp Hành một chút: Thông thường giai đoạn đầu sẽ niệm thầm đối tượng đúng cần quan sát: cái nhìn, cái nghe…vv, sau thành quen có thể ghi nhận, hay biết trực tiếp, sự hay biết này, bản thân nó cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên không có tôi, đàn bà, con người…ở đó. Nếu chúng ta có thể làm được như vậy, tức là đã thiết lập được chánh kiến.
Bất kỳ khi nào có khái niệm xen vào, tức là chúng ta đang quan sát, ghi nhận các hiện tượng bằng tà kiến.
Như vậy, nếu không ghi nhận được Thức ở chập đầu tiên, chập tâm ngay kế đó đã có khái niệm xen vào, ngũ uẩn hình thành. Nếu quan sát Thức và thấy Sinh Diệt thì đó chính là sự tận diệt của Vô minh. Do Vô minh diệt thì Ái diệt, Ái diệt thì Thủ không còn nên Phiền não không còn
Tóm lại:
Bước 1: Chúng ta phải nhận ra được đâu, trong khoảnh khắc hiện tại các Thức sinh khởi.
Bước 2: Ghi nhận được nguyên nhân thức sanh khởi
Bước 3: Sự diệt của thức . Ví dụ như cái nghe là thức, âm thanh là sắc. Khi cái nghe sinh khởi cần nhận biết đó là cái nghe, hay là nhĩ thức sanh khởi. Ngay lập tức khi chúng ta nhận thấy được nhĩ thức đó, nó diệt đi. Bản chất của nó là vô thường (sinh và diệt). Nói tóm lại chỉ còn lại sự sinh và diệt của các hiện tượng mà thôi.
Trong quá trình quan sát, chúng ta sẽ nhận thấy không còn các khái niệm về đàn ông, đàn bà, con người ở đó nữa, tức là chúng ta đã thiết lập được chánh kiến – sammādiṭṭhi. Khi chánh kiến được thiết lập, nó dẫn tới tuệ bhaṅgā-ñāṇā – tuệ diệt. Chúng ta sẽ thấy sự diệt đi của các hiện tượng. Bhaṅgā-ñāṇā (tuệ diệt) dẫn đến bhaya ñāṇā. Bhaya ñāṇā là tuệ sợ hãi, là tuệ thấy sự nguy hiểm, từ đó dẫn tới Magga và Phala (Đạo và Quả), đạt tới Niết Bàn.
Trích trong “ Pháp Duyên Sanh”
Cố Đại Lão Thiền Sư Mogok Sayadaw
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa. Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa.