TỘC ƯỚC HỌ NGÔ THANH THỦY THƯỢNG

2015

LỜI NÓI ĐẦU

Họ Ngô Thanh Thủy Thượng từ làng Thanh Thủy Chánh lên năm Cảnh Hưng nguyên niên – Canh thân 1740 – đến nay đã trên 250 năm.

Ngài Khai canh họ Ngô Thanh Thủy xuất thân từ một gia đình có cha là Đại tướng Ngô Phủ quân – Vị võ tướng tâm phúc của Đoan quốc công Nguyễn Hoàng – được giao trách nhiệm trấn giữ đồn An Nông, sau đó trở thành Bổn thổ Thành Hoàng làng Phù Bài. Bản thân ngài Khai canh họ Ngô Thanh Thủy là Thượng tướng Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng cơ, Lực Tài hầu Ngô Quý công. Tự hào là con cháu của những vị võ tướng Khai canh có công “ Giúp nước phò dân” rạng ngời trong sử sách, trải qua hơn 20 thế hệ, nhiều thời đại đổi thay, bất cứ thời nào các thế hệ con cháu họ Ngô Thanh Thủy Thượng đều có công lao đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Nhìn chung, con cháu trai gái, nội ngoại đều noi gương hiếu thảo vì nước, vì nhà mà rèn luyện, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dòng Họ.

Để phát huy truyền thống, hưởng ứng cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tộc ước họ Ngô Thanh Thủy Thượng dựa trên cơ sở truyền thống của dòng tộc, quán triệt luật pháp Nhà nước và những quy định hiện hành của địa phương, được toàn thể thành viên trong Họ tự nguyện thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển tiến bộ góp phần và mục tiêu:

“Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, Dân chủ và văn minh”

Bản tộc ước này do Hội Đồng Bổn Tộc soạn thảo và điều chỉnh. Quá trình thực hiện còn phải bổ sung, thay đổi phù hợp với thực tiển để ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
HỘI ĐỒNG BỔN TỘC

TỘC ƯỚC NÀY GỒM BA CHƯƠNG:

Chương I: Nguyên Tắc Chung;

Chương II: Những qui ước cụ thể;

Chương III: Điều khoản thi hành.

CHƯƠNG I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: Mọi người, mọi gia đình trong Họ quán triệt phương châm: Truyền thống – Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Thuận thảo – Tự nguyện.

Điều 2: Tộc ước không quy định những điều trái với hiến pháp, pháp luật, trái với chính sách và những qui định hiện hành của Nhà nước cũng như của địa phương.

Điều 3: Mọi thành viên trong Họ đều có trách nhiệm tham gia xây dựng tộc ước và tự nguyện thực hiện để góp phần làm rạng rỡ , hưng thịnh dòng Tộc.
“Địa linh – Nhân kiệt – Gia phong”.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUI ƯỚC CỤ THỂ

Thực hiện nếp sống xã hội

Điều 4: Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Không có ai làm những nghề không được pháp luật cho phép .

Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, mọi nhà, mọi người hoạt động nhân đạo, tình nghĩa trong việc giúp đỡ gia đình khó khăn, nghèo khó, người già cả cô đơn, tàn tật, hoạn nạn, ốm đau.

Từng thành viên trong Họ phải thực hiện đúng điều lệ, nội qui và điều lệ của tổ chức hợp pháp mà mình tham gia.

Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương. Không để xảy ra những trường hợp phạm pháp.

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phải đoàn kết với các Họ khác, sống có tình làng, nghĩa xóm. Có ý thức bảo tồn khu di tích văn hóa, đình, chùa, miếu vũ là nơi thờ cúng ngài Thành Hoàng và các vị Khai canh làng Thanh Thủy Thượng. Giữ gìn quang cảnh hồ làng, cùng nhau bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Trước đây, Lệ làng Thanh Thủy Thượng quy định: ngựa xe đi ngang qua đình làng phải “Hạ Mã” (xuống ngựa), ngày nay thể hiện sự kính trọng nơi thờ tự tôn nghiêm của làng, xe đám tang đi ngang qua đình làng, tang quyến xuống xe, qua khỏi đình làng lên xe đi lại bình thường.

Chống tư tưởng tự đề cao mình, coi thường người khác. Không nói và làm những việc gây mất đoàn kết. Việc khiếu nại, tố cáo phải tuân theo pháp luật, không vu khống, tố cáo sai sự thật. .
Nếp sống cá nhân

Điều 5: Mọi thành viên trong Họ sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân. Có phong cách sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất con người họ Ngô: Trung hiếu, tôn trọng lẽ phải, lao động nhiệt tình, hiếu học
Nếp sống gia đình

Điều 6: Thực hiện trên thuận, dưới hòa: Xây dựng gia đình dân chủ, hiếu nghĩa, hạnh phúc. Con cháu ngoan ngoãn, chăm học chăm làm, biết nghe lời ông, bà, cha , mẹ. Kính già, yêu trẻ, lễ độ với mọi người. Ông, bà gương mẫu, con cháu thảo hiền. Con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, lúc ốm đau phải tận tình chăm sóc. Khi qua đời thì thờ, cúng chu đáo. Các cháu đến tuổi phải đi học, quyết tâm học giỏi. Nếu được danh hiệu giỏi các cấp huyện, tỉnh, quốc gia, quốc tế, đỗ đại học, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được nêu gương, tặng phần thưởng Danh dự và ghi tên vào Sổ vàng truyền thống của dòng họ.

Thực hiện nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, tiết kiệm.

Điều 7: Xây dựng gia đình họ Ngô gương mẫu dựa theo 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa và tiêu chuẩn Tộc ước, cụ thể là:

a. Gia đình tiến bộ hạnh phúc, giữ gìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của Họ.

b. Làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và tổ chức cuộc sống gia đình khoa học. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập, nên người.

c. Đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng xóm thôn theo nếp sống văn hoá. Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và gương mẫu thực hiện tốt các điếu qui định trong tộc ước.

Tất cả con cháu của Họ đều tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn trên. Làm đúng những tiêu chuẩn đó chính là xây dựng nét đẹp văn hóa cho gia đình mình, góp phần làm vẽ vang dòng Tộc.
Xây dựng Họ

Điều 8. – Mục tiêu: xây dựng Họ ngày càng hưng thịnh theo phương châm:

“ Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Thuận thảo – Tự nguyện”.

Điều 9.- Thành viên: Mọi người không phân biệt trai gái, già trẻ, tôn giáo, nơi cư trú có chung Thủy Tổ thuộc dòng họ Ngô Thanh Thủy Thượng có tên trong Tộc phả Đồng liệt đều là thành viên .

Điều 10- Thế thứ: Trong Họ phải phân hàng Thế thứ tuần tự từ trước đến nay căn cứ vào Tộc phả Đồng liệt, việc này là cần thiết để duy trì tôn ti trật tự của dòng họ, tránh sự chia rẽ mất đoàn kết. Các Thế, thứ trong Tộc phả đã được các thế hệ đi trước kiểm định, vì thế con cháu sau này không được tùy tiện thay đổi.

Điều 11.- Tên họ: Họ Ngô, tên Phái ( Hữu, Văn, Viết ) , sau cùng là Tên .

Quy định thống nhất của Họ: Để khỏi nhầm lẫn khi vào Tộc phả Đồng liệt, con cháu đặt tên khai sinh có thể lấy chữ lót khác nhau, nhưng khi vào Gia phả thì nếu là con cháu phái nhất thì phải ghi sau họ Ngô chữ Hữu, phái nhì ghi chữ Văn, phái ba ghi chữ Viết. Con gái có ghi chữ Thị.( khi vào Gia phả có ghi tên giấy khai sinh trong ngoặc )

Điều 12.- Phái, chi, nhánh: Họ Ngô Thanh Thủy Thượng có ba Phái, phái nhất: Hữu, phái nhì : Văn, phái ba: Viết.

Phái Hữu có : 8 Chi Có 7 nhánh chạp.

Phái Văn có : 2 Chi có 20 nhánh chạp.

Phái Viết có : 6 Chi có 6 nhánh chạp.

Nhánh chạp là đơn vị cơ sở của Họ. Là nơi trực tiếp quản lý con cháu nội ngoại. Sự hưng thịnh của bổn Tộc chính là nhờ sự đóng góp tinh thần vật chất và thành tích của các nhánh chạp. Vì thế các vị trưởng Phái phải phát huy được vai trò của đại diện các nhánh chạp.

Điều 13.- Thủy tổ họ Ngô Thanh Thủy: Khai canh Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng quân Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng Cơ, Lực Tài Hầu Ngô Quý Công. ( Ngô Lực hiệu Minh Triết )

Điều 14.- Từ đường: Từ đường là nơi thờ cúng ngài Thủy tổ khai canh và bà phu nhân, ba vị tổ khảo con trai của ngài , vị tằng tổ cháu đích tôn của ngài. Thiết trí nhà thờ họ Ngô được bài trí như sau :

– Án giữa : thờ ngài thủy Tổ: Khai canh Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng quân Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng cơ, Lực Tài Hầu Ngô Quý công. Trước phong Dực Bảo Trung hưng Linh phò Tôn thần, Gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.

Bà Thủy Tổ Khai canh nguyên phối theo tước chồng.

– Án bên trái : thờ ba vị Tổ khảo :

Phụng vị cao cao Tổ khảo Ngô Bàng Ngô quý công tôn thần chi linh.

Phụng vị cao cao Tổ khảo nhị lang Ngô Khê Ngô Quý Công chi linh.

Phụng vị cao cao Tổ khảo tam lang Ngô Bạc Ngô Quý Công chi linh.

– Án bên phải : Thờ ngài cao tằng Tổ khảo :

Phụng vị cao tằng Tổ khảo Ngô Khuy Ngô quý công tôn thần chi linh.

– Án bên phải ngoài cùng : Thờ Ba ngài đầu phái Hữu, Văn, Viết: Ngài Ngô Hữu Ly(kỵ ngày 16.3 Â.l), ngài Cai đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công ( kỵ 28.5 Â.l), ngài Ngô Viết Lãng ( kỵ ngày 13.11 Â.l).

Từ đường họ Ngô Thanh Thủy Thượng được xây dựng từ thời Cảnh Hưng, đã trải qua thời gian chiến tranh, hư hại phải ba lần tu sửa ( 1956, 1972 và 1986 ). Tiền sửa chữa do con cháu tự nguyện đóng góp. Từ nay về sau nếu cần sửa chữa cũng huy động như vậy. Ngày lễ, ngày tết Nguyên đán các Phái, các chi, các nhánh có con cháu, o dượng, nội ngoại đến từ đường thắp hương tiên tổ.

15.- Lăng Mộ Tổ: Lăng mộ ngài Thủy Tổ Khai canh được cát táng ở sân trước nhà thờ Họ.

Con cháu trong Họ có trách nhiệm gìn giữ lăng mộ Tổ . Vị Tộc trưởng có trách nhiệm hương khói hàng tháng vào ngày mười bốn, rằm, ba mươi, mồng một.

16- Những ngài lễ lớn của Họ:

– Lễ Giỗ ngài Thủy Tổ Khai canh ngày 11-12. 5 Âm lịch.

– Lễ kỵ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công ngày 28.5 Âm lịch.

– Lễ kỵ Cô Phái Hữu 15.3 A l. phái Văn : 14- 15.7 Âm lịch. Kỵ Cô phái Viết 1.5 Â l. Lễ kỵ Cô do các Phái lo liệu.

– Lễ kỵ Hệ và kỵ Bà Cô Hội Đồng được quy định vào ngày 14-15.09 Âm lịch hàng năm.

– Lễ Chạp Họ vào ngày 01-02. 11. Âm lịch.

17.- Trưởng Họ: Tộc trưởng là người đại diện cho Họ, do đó mọi ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ và hành động trong cuộc sống hàng ngày phải biểu hiện là những người gương mẫu lịch sự trong giao tiếp với nhân quần xã hội, làm mẫu mực cho con cháu noi theo.

17.1. Việc bầu cử Tộc trưởng họ Ngô thực hiện theo thể chế dĩ tôn, chứ không theo thể chế đích tôn hoặc kế thừa theo thế hệ hay ngôi thứ trong gia tộc. Do đó toàn thể con cháu các Nhánh Chạp phải chọn người có tinh thần với Tổ tiên, đầy đủ nhân cách, phẩm chất đạo đức trong gia tộc cũng như ngoài xã hội . Nhiệm kỳ của một Tộc trưởng là ba năm. Trước năm 1975 việc bầu Tộc trưởng do Hội Đồng Bổn Tộc và con cháu tiến cử. Từ sau năm 1975 do tình hình khó khăn chung mới quy định phân công các Phái luân phiên gánh vác trách nhiệm. Nay Hội Đồng Bổn Tộc thống nhất trở lại như xưa: Tộc trưởng do con cháu các Nhánh Chạp tín nhiệm đề cử, Ban Bổn Tộc tập hợp ý kiến, trình Hội Đồng Bổn Tộc trong phiên họp ngày 16 tháng Giêng của năm cuối nhiệm kỳ. Sau khi Hội Đồng Bổn Tộc và con cháu biểu quyết thống nhất tiến cử tân Tộc trưởng, sẽ thông báo lại cho các Nhánh Chạp

17.2. Trưởng Họ là người đại diện cho dòng Họ nhận trọng trách phụng sự Tổ tiên , vì thế phải hội đủ các điều kiện căn bản sau : Độ tuổi từ 60-70 có sức khỏe (để phụng sự Tổ tiên và sau khi mãn hạn nhiệm kỳ còn sức khỏe để hỗ trợ công việc của Họ và giúp việc cho làng), thể hình, đối nội, đối ngoại giao tiếp giữa cộng đồng cần hòa nhã nhưng cương quyết và mọi công việc khác đều tốt. Có tư cách, đạo đức, tâm huyết để phụng sự Tổ tiên, dòng Tộc.

17.3. Trưởng họ có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc hàng ngày của Họ, theo dõi, đôn đốc việc thi hành tộc ước. Kế hoạch hoạt động của trưởng Họ phải được Hội Đồng Bổn Tộc họp bàn nhất trí cao mới được thực hiện. Trưởng Họ chịu trách nhiệm chính trong những ngày tế lễ, giỗ Tổ, chạp Họ , giỗ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công . Là người thay mặt viên quan họ đội sớ hầu ngài Thủy Tổ Khai canh và các ngày kỵ giỗ. Là người đại diện cho Họ trong việc đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Bổn Tộc và thành viên con cháu về các hoạt động của Họ.

17.4. Đại bái: Tộc trưởng thực hiện đại bái các trường hợp sau đây : Tham dự lễ giỗ chạp của ngài Bổn thổ Thành hoàng Phù Bài, các ngày lễ tại đình làng Thanh Thủy Thượng, tại từ đường họ Ngô Thanh Thủy Chánh, từ đường họ Ngô Thanh Thủy Thượng. Tộc trưởng đi dự lễ hội lớn được các họ bạn mời, phần nghi lễ: được lạy một án giữa.

Tộc trưởng đến dự lễ bất cứ nơi nào mà vị được cúng tế hôm đó ngang hàng với Phái của mình trở xuống, thì không đứng chủ lễ và bái ban, chỉ cử người đại diện đại bái.

Tộc trưởng không được bái tang một ai và bất cứ nơi nào, ngoại trừ phải chịu tang chế theo điều khoản 17.5. Khi trong Họ có người lâm chung, phái đoàn của Họ đến chia buồn, thì trưởng Họ cử người có tuổi tác hay chức phận tương đương với người quá cố đứng ra hành lễ.

17.5. Lâm tang bất dự Lễ Tế: Tộc trưởng lâm tang được quy định như sau :Khi chưa liệm, Tộc trưởng phải thiết lễ cau trầu rượu đến Từ đường Họ bái sám ngài Thủy Tổ: Nếu thời gian chịu tang quá dài ( trên ¼ nhiệm kỳ) thì xin lui để Hội Đồng Bổn Tộc giải quyết. Nếu ngắn ngày thì nhờ một vị cựu tộc trưởng thay chủ lễ tế , kể cả việc giao tiếp bên ngoài như: làng, họ bạn mời đi dự lễ tế trong thời gian chịu tang, nhưng vần tiếp tục điều hành công việc của Họ. Thời gian chịu tang của Tộc trưởng được quy định như sau: Hai mươi bảy tháng đối với trưởng nam. Những trường hợp lâm tang khác căn cứ theo sách Thọ Mai Gia lễ từ xưa đến nay mà thực hiện.

17.6. Lễ bàn giao giữa tân cựu Tộc trưởng diễn ra trong ngày Giỗ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công 28.5 âm lịch ( ngoại trừ trường hợp có sự cố ), trước sự chứng kiến của Hội Đồng Bổn Tộc . Biên bản bàn giao có :

– Sắc phong của ngài Khai canh gồm hai bản gốc: Sắc phong đời Duy Tân , sắc phong đời Khải Định và hai bản sao.

– Ba bộ Tộc phả : Bộ Hán Nôm đời Thành Thái (1904), Bộ Tộc phả 1946 chữ quốc ngữ. Bộ Tộc phả 1990 chữ quốc ngữ. Một bộ Tộc phả đều có bốn quyển : Quyển Đồng liệt, quyển phái Hữu, quyển phái Văn, quyển phái Viết.

– Từ khí của các án thờ ( Căn cứ cụ thể vào sổ tài sản của Họ).

– Các văn bản của Họ từ xưa đến nay: Trích lục các giấy tờ về nhà đất, các bản Hợp đồng.

– Tài chánh của Họ.( Cụ thể ở điều 17.7)

17.7. Tài chánh : Ngân quỹ của họ Ngô hiện có các khoản sau: Quỹ hương hỏa và quỹ Khuyến học. Bác trưởng đương nhiệm đứng tên chủ tài khoản gửi ngân hàng. Phiếu chính gửi ngân hàng do Thủ quỹ cất giữ, năm bản sao được gửi cho 5 người: Tộc trưởng , Thư ký, và ba bác trưởng Phái để công khai. Hàng năm Tộc trưởng và Thủ quỹ chỉ rút tiền lãi để lo việc chung của Họ, không được thâm vào vốn cố định.

– Nguồn thu của Họ chủ yếu : Tiền lãi ngân hàng, tiền con cháu cúng hương, tiền con cháu cúng xây dựng, tiền cho thuê các ki-ốt.

– Ngân sách trên được Tộc trưởng sử dụng chi tiêu vào những việc sau:

+ Chi vào việc tu sửa, xây dựng Họ.

+ Chi vào việc lo Kỵ, giỗ, chạp, Tết.

+ Chi vào các việc quan-hôn- tang –tế và những công việc chung của Họ.

+ Chi vào việc mua phần thưởng ( từ tiền lãi quỹ Khuyến học, nếu thiếu thì đề xuất để Ban Quản Tộc bổ sung thêm.)

– Tộc trưởng hạch toán phân bổ kỷ ngân sách để chi tiêu đủ lễ và đúng lễ vào tất cả các công việc chung của Họ trong năm. Phải tiết kiệm, không nên chi vượt quá các khoản thu. Số tiền còn lại bổ sung vào vốn cố định của Họ , làm cho số tiền tích lũy ở ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

17.8. Sau lễ bàn giao, tân Tộc trưởng chính thức trở thành Trưởng Họ – là người thay mặt cho Họ trong mọi việc đối nội đối ngoại. Các thành viên con cháu trong Họ khi tiếp xúc liên hệ công việc với bác Tộc trưởng ( trong đó có vợ bác Tộc trưởng, bác cựu Tộc trưởng và vợ ) chỉ có dùng một danh xưng thống nhất là Bác Trưởng , không dùng các danh xưng khác ( Các danh xưng như Anh trưởng, chú trưởng, cháu trưởng, dượng trưởng, cậu trưởng… nếu là bà con thân ruột thì chỉ dùng tại nhà, không xưng hô tại tập thể.)

Điều 18.- Ban Quản Tộc : Ban Quản Tộc ( trước đây gọi là Viên quan Họ) có chức năng giải quyết các công việc nội bộ của Họ.

Ban Quản Tộc gồm có : Tộc trưởng, trưởng phái Hữu, phái Văn, Phái Viết. Thư ký, Thủ quỹ và một Điển lễ.

Ngoài ra còn có các bộ phận tham mưu, hoạt động : Xây dựng, Nghi lễ , Văn hóa , Khuyến học.

Số lượng của Ban Quản tộc có 7 người. Tộc trưởng, ba vị trưởng Phái, thủ quỹ, thư ký và Điển lễ do các Phái đề cử ( Tộc trưởng, Điển lễ phái này thì Thủ quỹ, Thư ký của hai Phái kia ) được Hội Đồng Bổn Tộc nhất trí .Tộc trưởng mời thêm trưởng các bộ phận để tham mưu, hoạt động. Nhân sự mời thêm do Tộc trưởng và các trưởng Phái bàn bạc thống nhất. Hàng năm Ban Quản Tộc sẽ được bổ sung thêm nếu thiếu. Nhiệm kỳ của Ban Quản Tộc là ba năm.

18.1- Trưởng Phái : Đứng đầu mỗi phái có một vị trưởng Phái để điều động các hoạt động của Phái theo những nghị quyết của Họ. Trưởng Phái là đầu mối quan trọng trong việc liên lạc giữa Họ và các nhánh chạp. Nhiệm kỳ của trưởng Phái là 03 năm. Trưởng Phái có trách nhiệm mua lễ vật, lo kỵ chạp của Họ. Ba Phái thay phiên nhau đảm nhiệm, năm này một trưởng Phái lo thì các trưởng phái còn lại hỗ trợ. Đồng thời đứng bồi tế với bác trưởng đương nhiệm. Ngoài ra trưởng Phái còn chủ trì tổ chức ngày giỗ của ngài đầu Phái. Lễ kỵ ngài đầu phái Hữu: Ngô Hữu Ly do con cháu lo kỵ vào ngày 16.3 Âm lịch. Lễ kỵ ngài đầu phái Viết: Ngô Viết Lãng do con cháu lo kỵ vào ngày 13.11 Âm lịch. Trong ngày kỵ Phái có mời Họ tham dự, Phái Viết mời Họ vào ngày chạp 3.11 Âm lịch. Ngày giỗ của ngài Cai đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công kỵ vào ngày 28.5 Â l do Họ chủ trì.

18.2- Thư ký: Ban Quản tộc có một thư ký (Trưởng tộc của Phái này thì thư ký, thủ quỹ là người của hai phái kia). Thư ký có nhiệm vụ:

– Giữ và ghi sổ nghị quyết của Ban Quản tộc .

– Hàng năm dự thảo báo cáo truyền thống, tổng hợp việc thực hiện tộc ước để Tộc trưởng đọc trong ngày giỗ Tổ.

– Ghi sổ vàng truyền thống, sổ vàng công đức.

– Giữ và ghi chép sổ sách của Họ.

18.3 – Sổ sách ghi chép:

– Sổ hội họp : Ghi chép cụ thể nội dung các buổi họp của Đại Hội đồng Bổn Tộc. Hội đồng Bổn Tộc , Ban Quản Tộc .

– Sổ vàng truyền thống: Ghi những truyền thống của Họ từ trước đến nay, ghi tên những danh nhân qua các thời kỳ: Anh hùng, Liệt sỹ, người đỗ khoa bảng trước CMT8 từ cử nhân trở lên, và ngày nay được nhà nước (Cấp bộ & cấp tương đương) khen thưởng với hình thức huân huy chương, bằng khen.Tổng kết thành tích từng nhiệm kỳ của các Ban Quản Tộc . Những người có công lớn với dòng Họ;

– Sổ vàng công đức: Ghi những người đã đóng góp công, của vào việc xây dựng, tôn tạo, thờ phụng.

– Sổ vàng hiếu học : ghi danh sách học sinh giỏi được khen thưởng hàng năm.

– Sổ tài sản ghi đất đai tộc tự, đồ thờ, đồ lễ, hương hỏa,…và những vật phẩm con cháu xa gần, nội ngoại tiến cúng.

– Sổ kế toán: ghi chép các khoản thu chi, thanh quyết toán hàng năm.

– Sổ ghi danh sách con cháu nhánh chạp: ghi thứ tự Con trai ( đã có gia đình, chưa có vợ), O dượng, con cháu họ Mệ nội, con cháu họ Mệ ngoại trong từng nhánh chạp do các trưởng nhánh thực hiện.

18.4- Thủ quỹ: Do các phái luân chuyển bầu lên có nhiệm vụ quản lý tiền, tài sản của Họ qua sự giám sát của bác Tộc trưởng. Tài sản của Họ gồm có:

– Quỹ hương hỏa: Chỉ sử dụng tiền lãi để lo các việc kỵ giỗ, chạp, tết.

– Quỹ khuyến học: Chỉ sử dụng tiền lãi để mua phần thưởng.

– Quỹ xây dựng: Số tiền con cháu cúng xây dựng Họ thì đưa vào việc xây dựng, tu sửa.

– Quỹ thường chi hàng năm để phục vụ việc quan, hôn, tang, tế và các công việc chung của Họ. Giữ tiền mặt không quá năm triệu, số tiền còn lại phải gửi ngân hàng.

– Tài sản của Họ như đất hương hỏa nhà thờ Họ, đồ thờ tự, đồ lễ, những vật phẩm con cháu nội ngoại tiến cúng…

Việc xây dựng quỹ phải được các thành viên trong Họ bàn bạc dân chủ, thống nhất tự nguyện đóng góp, ngoài ra động viên con cháu đang sinh sống ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài cùng đóng góp công đức.

18.5- Trưởng các bộ phận: Các bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban Quản Tộc cótừ 3-5 người, bộ phận Nghi lễ có trên 15 người. Đứng đầu có một vị trưởng bộ phận . Các bộ phận :

a. Xây dựng. b. Nghi lễ. c. Văn hóa d. Khuyến học.

18.6- Họp Ban Quản Tộc : Hàng năm Ban Quản Tộc họp định kỳ bốn lần :

– Trước Tết nguyên Đán : Bàn việc chuẩn bị Tết. Thông qua dự thảo nội dung hội nghị Hội đồng Bổn Tộc đầu năm.

– Tháng Tư Âm lịch : Họp bàn chuẩn bị lễ Giỗ Tổ ngày 11-12. 5 Âm lịch. Triển khai kế hoạch Mừng Thọ, Khuyến học. Kế hoạch Giỗ ngài Ngô Công.

– Tháng 8 họp bàn lễ kỵ Hệ vào ngày 14-15.09 Âm lịch .

– Tháng 10 Âm lịch : Họp chuẩn bị lễ Chạp Họ vào ngày 01. 11. Âm lịch.

Cuộc họp có thể mở rộng mời các vị cựu trưởng Tộc, cựu trưởng Phái cùng tham gia để tham khảo ý kiến. Ngoài ra có thể họp bất thường khi có những công việc cần thiết và đột xuất.

Điều 19. – Hội đồng Bổn Tộc : Đại diện toàn thể Bổn Tộc: Ban Quản Tộc , Cựu tộc trưởng, cựu các trưởng Phái, đại diện các nhánh chạp. Đây là Hội đồng có quyền hạn cao nhất của Họ. Hội đồng Bổn Tộc có trách nhiệm biểu quyết những hoạt động trong năm của Ban Quản Tộc . Kế hoạch của Ban Quản Tộc phải được trên 2/3 đại biểu nhất trí mới được thi hành. Hội đồng Bổn Tộc có trách nhiệm quyết định những hoạt động có tính chất lâu dài của Họ.

19. 1 – Họp Hội đồng Bổn Tộc : Định kỳ Hội đồng Bổn Tộc họp mỗi năm một lần vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch để: Nghe và góp ý báo cáo của Ban Quản Tộc trình bày những việc đã làm trong năm qua và phương hướng những việc sẽ làm trong năm đến.Thông qua thanh quyết toán các khoản thu chi trong năm. Thống nhất những công việc lớn của Họ phải thực hiện trong năm tới. Quyết định hình thức tổ chức lễ giỗ Tổ trong năm.

19. 2 – Họp Hội đồng Bổn Tộc bất thường: Trường hợp Ban Quản Tộc vi phạm pháp luật, vi phạm đao đức thì họp để thống nhất các biện pháp xử lý. Cấp thiết có thể bãi nhiệm nếu trên 2/3 đại biểu tham dự nhất trí. Trường hợp Tộc trưởng, trưởng Phái đương nhiệm qua đời, Hội đồng Bổn Tộc họp bất thường để bố trí người thay thế.

19. 3 – Trách nhiệm của Hội đồng Bổn Tộc : Khi có một cá nhân, nhánh chạp, chi, phái nào vi phạm bản Tộc ước thì Ban Quản Tộc phải mời Hội Đồng Bổn Tộc họp để xét xử có văn bản. Nếu vi phạm không trầm trọng nhưng biết nhận lỗi thì cảnh cáo hoặc khiển trách trước Hội đồng Bổn Tộc . Nếu cố tình tái phạm thì phạt vạ trước Họ một mâm câu trầu rượu đồng thời thông báo cho các nhánh chạp trong Họ đều biết. Nếu vẫn tiếp tục cố tình vi phạm thì đoạn giao bằng văn bản và thông báo cho các nhánh chạp đều biết.

Điều 20.- Phả tộc: Hiện Bổn Tộc đang lưu giữ 3 bộ: Bộ Hán Nôm được viết vào năm Thành Thái 16 (1904) do ông Phó Quản cơ Ngô Văn Tuyên làm chủ biên. Bộ bằng chữ quốc ngữ viết vào năm 1946 do ông Ngô Văn Hoài làm chủ biên. Bộ Tộc phả do ông Ngô văn Tân tức Xán, đại phụng tu vào năm Canh ngọ 1990.

20.1 Bộ Tộc phả nào cũng gồm 4 quyển: Quyển Đồng Liệt, Gia phả phái Hữu, Gia phả phái Văn, Gia phả phái Viết. Bộ Phả tộc này rất có giá trị nên mọi người phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn chu đáo, không để hư hỏng, thất lạc. Ai muốn xem phải được trưởng Họ đồng ý và phải xem, đọc tại từ đường Họ, không thuyên chuyển đi nơi khác.

20.2. Cứ 05 năm phả tộc được bổ sung những điều cần thiết để dần dần hoàn thiện. Khi có điều kiện thuận lợi, Ban Quản Tộc có kế hoạch đánh máy. Tuy nhiên chỉ Tộc trưởng có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ File trong máy vi tính. Tuyệt đối không được phổ biến. Chỉ được phép phổ biến Gia phả của từng nhánh chạp. Các bản in bộ Tộc phả phải được một hội đồng gồm có tộc trưởng và đại diện 3 Phái kiểm tra từng trang , từng câu, từng chữ, đóng dấu giáp lai, có biên bản xác nhận.

Điều 21- Lễ Giỗ Tổ: Giỗ tổ hàng năm vào ngày 11-12 tháng 5 Âm lịch, sẽ được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và tiết kiệm. Nội dung bao gồm:

21.1. Mục đích, yêu cầu :

-Tưởng nhớ công lao của ngài Thủy Tổ Khai canh đã có công “ Hộ quốc tí dân”, khai sinh ra một trong những dòng tộc lớn ở xã Thủy Thanh và phường Thủy Dương.

-Giáo dục con cháu các thế hệ kế tiếp phát huy những truyền thống tốt đẹp của bổn Tộc, làm rạng danh dòng tộc, làm cho bổn Tộc ngày càng hưng thịnh.

-Động viên con cháu đóng góp vật chất tinh thần làm cho nhà thờ Họ ngày càng khang trang.

-Lễ kỷ niệm giỗ Tổ thể hiện tinh thần văn hóa, phù hợp nội dung lịch sử.

21.2. Hình thức :

Về mặt lịch sử, họ Ngô Thanh Thủy có một mốc thời gian hết sức quý đó là năm mất của ngài Khai canh. Gia phả họ Ngô Lang Xá và Gia phả họ Ngô Thanh Thủy cùng ghi: Ngài Thủy Tổ Ngô Lực ( Ngô Minh Triết ) tạ thế ngày 12 tháng 5 niên hiệu Gia Thái thứ 5 tức năm Đinh sửu (1577). Lấy mốc lịch sử 1577, chúng ta có thể sử dụng khoảng cách thời gian để tổ chức lễ Giỗ hay lễ Kỷ niệm.

Trên cơ sở lịch sử, có 3 hình thức tổ chức :

– Tiểu lễ : giỗ nội bộ , tổ chức vào những ngày kỵ chạp .

– Trung lễ: Tùy nghi tổ chức 3 năm một lần hay vào những năm có số 5 cuối (như 435 năm).

– Đại lễ : Lễ kỷ niệm. Tổ chức vào những năm tròn : 440 năm, 450 năm, 500 năm…

21.3. Nội dung : Dù hình thức nào cũng có 3 phần: Tế- Lễ- Hội.

– Phần Tế : Tuân thủ nghi thức cổ truyền đã được bảo lưu từ trước.

– Phần lễ : + Phát biểu của Tộc trưởng: Có 2 phần. Phần đầu nêu Tiểu sử ngài Khai canh ( bao gồm Thân thế, dòng tộc và sự nghiệp để con cháu ngưỡng vọng ). Phần sau nêu những thành tích con cháu đạt được, thành quả xây dựng..

+Mừng thọ các cụ 80 tuổi trở lên.

+Phát thưởng học sinh giỏi: ( Học sinh phải mặc đồng phục nhà trường)

– Phần hội: +Dùng cơm thân mật hay tiệc rượu .

21.4 Thành phần tham dự:

– Tiểu lễ: Hội đồng Bổn Tộc, Ban Quản Tộc, các bộ phận, và con cháu trai của Họ.

– Trung lễ: Ngoài thành phần nội bộ như ở tiểu lễ, còn có một số khách mời : Họ Ngô Phù Bài và Lê Bà, Ngô Lang Xá .

– Đại lễ : mời toàn thể con cháu, dâu rể. Đại diện con cháu ở Buôn Mê Thuột , Đồng Xoài, Sài gòn, Đà Nẵng… Quan khách.

21.5. Tổ chức : Trong ngày họp đầu năm 16 tháng giêng Âm lịch, Hội nghị quyết định thống nhất tổ chức hình thức nào, để Ban Quản Tộc có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện thành công viên mãn.

Việc tổ chức liên hoan thân mật để con cháu gặp mặt phải gọn nhẹ tiết kiệm. Những người đến dự phải giữ đúng tư cách, vui vẻ, hòa nhã, văn minh, lịch thiệp.

Hàng năm Ban Quản Tộc có trách nhiệm về tham dự lễ giỗ ngài Bổn Thổ Phù Bài vào ngày Thanh minh.

Điều 22: Định vị tại Ngô tộc : Vị trí chỗ ngồi tại nhà hội đã có quy củ từ lâu, được xếp đặt như sau :

Bộ ngựa giữa dành dòng bên trái cho vị tân tộc trưởng, ba trưởng phái, thủ quỹ, thư ký, trưởng các bộ phận. Dòng bên phải dành cho các vị cựu tộc trưởng, tùy theo thế thứ để tọa vị. Tiếp theo là cựu trưởng Phái tùy theo thế thứ để tọa vị .

Bộ ghế bên trái dành cho các vị cao thế, cao niên, và các thành viên.

Bộ ghế bên phải dành cho các vị đến dự lễ Mừng thọ và các thành viên .

Điều 23: Trường hợp đặc biệt : Ngài Bổn thổ Phù Bài có ba người con là Ngô Tôi, Ngô Lực, Ngô Điêu. Cứ khoảng ba năm có một lần, Họ có kế hoạch mời bác Tự thừa , Tộc trưởng họ Lê Bà, Tộc trưởng họ Ngô Nhất, Nhì, Ba và viên quan Họ làng Phù Bài và Tộc trưởng Ngô Lang Xá và viên quan họ. Vị trí chỗ ngồi được định vị như sau : Phái đoàn họ Ngô Phù Bài ngồi dòng bên phải bộ ghế ngựa giữa, số người còn lại ngồi bộ ghế bên trái.Tộc trưởng họ Ngô Lang Xá ngồi bộ ghế ngựa giữa dòng bên trái ở vị trí số hai cùng với tân, cựu tộc trưởng họ Ngô ( số một là tộc trưởng họ Ngô Thanh Thủy Thượng ).

Điều 24: Việc Quan-Hôn-Tang-Tế: Tất cả các thành viên con cháu, o dượng trong Họ đều được Bổn Tộc quan tâm động viên, thăm viếng bình đẳng như nhau . Tuy nhiên những vị cao niên, những người có đóng góp công sức tiền bạc, gánh vác công việc của Họ được ưu tiên hơn.

24.1. Thăm chúc Tết : Vào ngày 27 Tết, Ban Quản Tộc đi chúc mừng thọ cụ ông cụ bà cao niên từ 85 đến 90 tuổi trở lên. Phần quà gồm nửa cân mức gừng và một lạng trà. Phần quà của những vị từ 85 đến 89 tuổi do các bác trưởng phái trao tặng.

24.2: Thăm viếng ốm đau : Trường hợp bản thân các thành viên trong Ban Quản Tộc , cựu Tộc trưởng, cựu trưởng phái, cựu thư ký, thủ quỹ và cựu trưởng các bộ phận, không may bị đau ốm phải nằm viện, Ban Quản Tộc tổ chức thăm hỏi động viên và có phần quà tương đương hai lon sữa nhãn hiệu Cô gái Hà Lan tùy giá thị trường.

24.3 Tang lễ : Khi có con cháu, o dượng qua đời, gia đình cử người đại diện đem 5 miếng cau trầu, rượu đến nhà thờ Họ để trình báo . Nếu là con trai, dâu, con gái chưa chồng hoặc những người đi lấy chồng nhưng đã hồi tôn thì xin quan Chấp lệnh. Trường hợp không có mặt bác Tộc trưởng, chú từ thay mặt nhận lễ rồi báo lại cho Tộc trưởng biết để cử quan Chấp lệnh và tổ chức đi điếu:

– Những thành viên lớn tuổi: Lễ vật đi điếu gồm một mâm cau trầu rượu hương, một bức liển thường , một thư ( lời) chia buồn . Những thành viên có cúng tiền xây dựng và lễ vật thờ cúng tại Họ, trong thư chia buồn có ghi nhận công đức đóng góp.

– Con cháu từ 18 tuổi trở xuống chưa vợ, chưa chồng không may qua đời: Phần lễ vật đi điếu gồm một ốp hương và tiền mặt giá trị theo quy định của Họ đã đi các đám bình thường.

– Trường hợp người quá cố cao niên từ 90 tuổi trở lên, Họ ưu tiên cử quan chấp lệnh là bác cựu Tộc trưởng hỗ trợ cầm lệnh , thể hiện tinh thần “Kính lão đắc thọ” và khuyến khích nâng cao tuổi thọ của dòng Họ. Ưu tiên thành viên từ 85 tuổi trở lên, có công lao với Họ thì cựu Tộc trưởng hỗ trợ cầm lệnh.

– Trường hợp các bác trưởng cựu qua đời, trước khi chưa nhập liệm, trưởng nam hoặc người thân đem năm miếng cau trầu, rượu thông qua bác Tộc trưởng đên nhà thờ Họ để cáo Ngài.

Họ đi điếu cựu Tộc trưởng ưu tiên lễ vật như sau : một mâm cau trầu rượu hương, một bức trướng loại tốt và một bản điếu văn. Quan Chấp lệnh phải do bác trưởng cựu cầm lệnh. Nếu không có trưởng cựu, tộc trưởng phải đích thân nhờ làng cử trưởng cựu của Họ khác cầm lệnh. Lễ đi đám của Họ do một bác trưởng cựu đứng lễ Trong thời gian tiến hành tang lễ, Họ phân ban trực. Âm công tùy Họ và gia đình thống nhất lo liệu.

Trong quá trình tiến hành tang lễ của cựu Tộc trưởng, nếu gia đình có nguyện vọng đến cáo Tổ tại nhà thờ Họ, những người đang chịu tang không được vào Từ đường, chỉ có bác Tộc trưởng và thầy cúng vào tiến hành lễ. Tang quyến chỉ đứng trước sân nhà thờ Họ lạy vào.

– Vợ bác cựu trưởng qua đời: Phần lễ vật và nghi lễ như bác cựu Tộc trưởng. Chỉ có khác : bức trướng loại thường, Họ không phân ban trực, âm công do gia đình lo liệu.

. – Trường hợp cựu trưởng Phái, thư ký, thủ quỹ, trưởng các bộ phận Nghi lễ, Văn hóa, Khuyến học, người ở từ khi qua đời , có ưu tiên như sau : Lễ vật gồm một mâm cau trầu rượu hương, một bức trướng loại tốt, một điếu văn. Quan chấp lệnh do cựu trưởng Phái cầm lệnh. Nếu là cựu trưởng Phái, trong những ngày tang, phần nghi lễ có ưu tiên hơn.

– Trường hợp con cháu ở ngoại Tỉnh qua đời : Nếu Bổn Tộc có điều kiện hay tang chủ tạo phương tiện thì Bổn Tộc tổ chức đi điếu. Nếu không có người đại diện hoặc Ban Quản Tộc không đi được thì gửi điện văn phân ưu.

24.4 Dự lễ kỵ giỗ, kết hôn, nhà mới: Gia đình mời Ban Quản Tộc dự lễ về nhà mới, kết hôn, Họ đi lễ vật : một bức tranh phong cảnh nhà thờ họ Ngô.

Dự lễ kỵ giỗ: Một cặp rượu, một quả bánh cộ và gói trà.

Những điều nên làm

Điều 25: Con cháu đến tham dự các ngày Họ sinh hoạt là những người có quan tâm xây dựng dòng Tộc. Những ý kiến, việc làm đưa ra tại hội nghị nhằm mục đích làm cho dòng Họ ngày càng hưng thịnh .Tuy nhiên đôi lúc có ý kiến trái chiều. Việc tranh luận bảo vệ ý kiến phải đặt trên tinh thần bảo vệ lẽ phải, cầu thị. Trong quá trình thảo luận thì nên phân tích rõ ràng, tạo không khí thuận thảo vui vẽ, không nên gây căng thẳng nặng nề.

Điều 26: Đầu tư cho con em học hành thành tài, chính là đầu tư cho tương lai của gia đình và dòng Họ.Thực hiện khuyến học khuyến tài, hàng năm Họ dùng tiền lãi quỹ Khuyến học để khen thưởng cho những học sinh có thành tích cao : Mẫu giáo : là những Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu, Tiểu học phải đạt Học sinh giỏi. Trung học cơ sở, Trung học phổ thông : đạt Học sinh Tiên tiến, Học sinh giỏi. Và những sinh viên đỗ Cao đẳng và Đại học năm trước có giấy báo , đã đi học.

Điều 27: Những gia đình có thành tích tập trung đầu tư cho con cái học hành, đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học. Những gia đình nghèo khó nhưng vẫn đầu tư cho con em đỗ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ thì Hội Đồng Bổn Tộc xét để tuyên dương tặng thưởng danh hiệuGia Đình Hiếu Học.

Điều 28: Họ Ngô Việt Nam có truyền thống: Dù ở đâu những người cùng mang họ Ngô đều có tinh thần gắn bó thương mến giúp đỡ nhau, xem nhau là anh em một nhà. Đặc biệt họ Ngô ở Phù Bài, Thanh Thủy, Lang xá đều cùng do ngài Bổn thổ Thành hoàng Phù Bài sinh ra. Vì thế những người cùng họ Ngô không được kết hôn thành gia thất ( Họ đã có nội quy).

Khen thưởng, kỷ luật

Điều 29: Mục đích lập bản Tộc ước là để con cháu nắm những quy định, luật lệ chung của Họ đã được Tổ tiên lưu truyền từ đời này sang đời khác, có bổ sung một số điều khoản để phù hợp với thực tiển ngày nay. Hiểu rõ những quy định của Bổn Tộc để con cháu các thế hệ kế tiếp gìn giữ bảo vệ những truyền thống quý báu của Tổ tiên. Tự nguyện thực hiện để làm cho dòng Tộc ngày càng hưng thịnh.Các thành viên của Họ ai có nhiều thành tích trong việc thực hiện tộc ước thì được thì Hội Đồng Bổn Tộc xét để tuyên dương khen thưởng.

Điều 30: Thành viên nào vi phạm tộc ước thì trưởng Họ nhắc nhở, giáo dục. Nếu vi phạm nghiêm trọng phải đưa ra kiểm điểm trước Hội Đồng Bổn Tộc và chịu hình thức kỷ luật theo quyết định của hội nghị.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31: Mọi thành viên trong Họ đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng tộc ước, chấp hành tộc ước và tuyên truyền vận động để mọi người cùng thực hiện.

Điều 32: Trong quá trình thực hiện xét thấy có những điểm cần bổ sung, hoặc sửa đổi thì các thành viên trong Họ được quyền đề đạt ý kiến với Ban Quản tộc và Hội đồng Bổn Tộc để nghiên cứu. Việc bổ sung, thay đổi, sửa chữa câu chữ chỉ có hiệu lực khi được 2/3 Hội Đồng Bổn Tộc nhất trí.

Điều chỉnh Tộc Ước lần thứ nhất: Phiên họp ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06.03.2015) Hội Đồng Bổn Tộc thống nhất điều chỉnh Điều 17.1

Điều 33: Tộc ước này được hội nghị Ban Quản Tộc thông qua ngày 20 tháng bảy Nhâm Thìn . Hội đồng Bổn Tộc góp ý, bổ sung vào ngày 24.7 Nhâm Thìn tức là ngày 9.9.2012. Bản Tộc ước đã thông qua ngày 24.7 Nhâm Thìn được gửi về ba Phái và các nhánh chạp để con cháu có ý kiến. Những ý kiến của các Phái trên cơ sở đóng góp của con cháu các nhánh chạp được tập hợp bằng văn bản gửi về Ban Quản Tộc . Ngày lễ chạp Họ 02.11 Nhâm Thìn tức là ngày 14.12.2012, Hội Đồng Bổn Tộc đã họp xem xét ý kiến của các Phái. Sau khi thảo luận, điều chỉnh, Hội Đồng Bổn Tộc biểu quyết nhất trí thông qua 33 điều khoản nêu trên. Bản Tộc ước chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày : 16 tháng giêng năm Quý tỵ 2013.

Tộc ước điều chỉnh Điều 17.1 này có hiệu lực từ 16 tháng giêng Ất Mùi 2015.

Có sự tham gia soạn thảo, góp ý và điều chỉnh của Hội Đồng Bổn Tộc : Bác Tộc trưởng Ngô Viết Ba, Cựu Tộc trưởng Ngô Viết Đàm, Ngô Hữu Lít, Ngô Hữu Thích, Ngô Văn Hiệp, Ngô Văn Hứa; các trưởng Phái : Ngô Hữu Vĩnh, Ngô Văn Cường, Ngô Viết Kề. Các cựu trưởng phái Ngô Hữu Thương, Ngô hữu Cầu, Ngô Văn Luyện, Ngô Văn Nhân, Ngô Văn Thăng, Ngô Viết Ấm, Ngô Viết Diều, Thủ quỹ Ngô Văn Tô, Thư ký Ngô Hữu Bích, cựu thủ quỹ Ngô Văn Thú, cựu thư ký Ngô Viết Ky.

Thủy Dương, ngày 06 tháng 03 năm 2015

Soạn thảo và điều chỉnh :

HỘI ĐỒNG BỔN TỘC

Biên tập: NGÔ VĂN PHỐ

——————————————————————————————

TỘC ƯỚC HỌ NGÔ THANH THỦY THƯỢNG

2012

LỜI NÓI ĐẦU

Họ Ngô Thanh Thủy Thượng từ làng Thanh Thủy Chánh lên năm Cảnh Hưng nguyên niên – Canh thân 1740 – đến nay đã trên 250 năm.

Ngài Thủy Tổ Khai canh họ Ngô Thanh Thủy xuất thân từ một gia đình có cha là Đại tướng Ngô Phủ quân – Vị võ tướng tâm phúc của Đoan quốc công Nguyễn Hoàng – được giao trách nhiệm trấn giữ đồn An Nông, sau đó trở thành Bổn thổ Thành Hoàng làng Phù Bài. Bản thân ngài Thủy Tổ Khai canh họ Ngô Thanh Thủy là Thượng tướng Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng cơ, Lực Tài hầu Ngô Quý công. Tự hào là con cháu của những vị võ tướng Khai canh có công “ Giúp nước phò dân” rạng ngời trong sử sách, trải qua hơn 20 thế hệ, nhiều thời đại đổi thay, bất cứ thời nào các thế hệ con cháu họ Ngô Thanh Thủy Thượng đều có công lao đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Nhìn chung, con cháu trai gái, nội ngoại đều noi gương hiếu thảo vì nước, vì nhà mà rèn luyện, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dòng Họ.

Để phát huy truyền thống, hưởng ứng cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tộc ước họ Ngô Thanh Thủy Thượng dựa trên cơ sở truyền thống của dòng tộc, quán triệt luật pháp Nhà nước và những quy định hiện hành của địa phương, được toàn thể thành viên trong Họ tự nguyện thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển tiến bộ góp phần và mục tiêu:

“Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, Dân chủ và văn minh”

Bản tộc ước này do Hội Đồng Bổn Tộc soạn thảo. Quá trình thực hiện còn phải bổ sung, thay đổi phù hợp với thực tiển để ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.
HỘI ĐỒNG BỔN TỘC

TỘC ƯỚC NÀY GỒM BA CHƯƠNG:

Chương I: Nguyên Tắc Chung;

Chương II: Những qui ước cụ thể;

Chương III: Điều khoản thi hành.

CHƯƠNG I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: Mọi người, mọi gia đình trong Họ quán triệt phương châm: Truyền thống – Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Thuận thảo – Tự nguyện.

Điều 2: Tộc ước không quy định những điều trái với hiến pháp, pháp luật, trái với chính sách và những qui định hiện hành của Nhà nước cũng như của địa phương.

Điều 3: Mọi thành viên trong Họ đều có trách nhiệm tham gia xây dựng tộc ước và tự nguyện thực hiện để góp phần làm rạng rỡ , hưng thịnh dòng Tộc.

“Địa linh – Nhân kiệt – Gia phong”.

CHƯƠNG II

NHỮNG QUI ƯỚC CỤ THỂ

Thực hiện nếp sống xã hội

Điều 4: Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng. Không có ai làm những nghề không được pháp luật cho phép .

Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, mọi nhà, mọi người hoạt động nhân đạo, tình nghĩa trong việc giúp đỡ gia đình khó khăn, nghèo khó, người già cả cô đơn, tàn tật, hoạn nạn, ốm đau.

Từng thành viên trong Họ phải thực hiện đúng điều lệ, nội qui và điều lệ của tổ chức hợp pháp mà mình tham gia.

Thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ đối với Nhà nước, địa phương. Không để xảy ra những trường hợp phạm pháp.

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phải đoàn kết với các Họ khác, sống có tình làng, nghĩa xóm. Có ý thức bảo tồn khu di tích văn hóa, đình, chùa, miếu vũ là nơi thờ cúng ngài Thành Hoàng và các vị Khai canh làng Thanh Thủy Thượng. Giữ gìn quang cảnh hồ làng, cùng nhau bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Chống tư tưởng tự đề cao mình, coi thường người khác. Không nói và làm những việc gây mất đoàn kết. Việc khiếu nại, tố cáo phải tuân theo pháp luật, không vu khống, tố cáo sai sự thật. .

Nếp sống cá nhân

Điều 5: Mọi thành viên trong Họ sống và làm việc theo pháp luật. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân. Có phong cách sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất con người họ Ngô: Trung hiếu, tôn trọng lẽ phải, lao động nhiệt tình, hiếu học.

Nếp sống gia đình

Điều 6: Thực hiện trên thuận, dưới hòa: Xây dựng gia đình dân chủ, hiếu nghĩa, hạnh phúc. Con cháu ngoan ngoãn, chăm học chăm làm, biết nghe lời ông, bà, cha , mẹ. Kính già, yêu trẻ, lễ độ với mọi người. Ông, bà gương mẫu, con cháu thảo hiền. Con cháu phải có trách nhiệm phụng dưỡng ông bà, cha mẹ, lúc ốm đau phải tận tình chăm sóc. Khi qua đời thì thờ, cúng chu đáo. Các cháu đến tuổi phải đi học, quyết tâm học giỏi. Nếu được danh hiệu giỏi các cấp huyện, tỉnh, quốc gia, quốc tế, đỗ đại học, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được nêu gương, tặng phần thưởng Danh dự và ghi tên vào Sổ vàng truyền thống của dòng họ.

Thực hiện nghiêm chỉnh nếp sống văn minh, tiết kiệm.

Điều 7: Xây dựng gia đình họ Ngô gương mẫu dựa theo 4 tiêu chuẩn gia đình văn hóa và tiêu chuẩn Tộc ước, cụ thể là:

a. Gia đình tiến bộ hạnh phúc, giữ gìn gia phong và truyền thống tốt đẹp của Họ.

b. Làm kinh tế giỏi, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và tổ chức cuộc sống gia đình khoa học. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em học tập, nên người.

c. Đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng xóm thôn theo nếp sống văn hoá. Có ý thức bảo vệ môi trường.

d. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và gương mẫu thực hiện tốt các điếu qui định trong tộc ước.

Tất cả con cháu của Họ đều tự nguyện thực hiện các tiêu chuẩn trên. Làm đúng những tiêu chuẩn đó chính là xây dựng nét đẹp văn hóa cho gia đình mình, góp phần làm vẽ vang dòng Tộc.
Xây dựng Họ

Điều 8. – Mục tiêu: xây dựng Họ ngày càng hưng thịnh theo phương châm:

” Đoàn kết – Dân chủ – Kỷ cương – Thuận thảo – Tự nguyện”.

Điều 9.- Thành viên: Mọi người không phân biệt trai gái, già trẻ, tôn giáo, nơi cư trú có chung Thủy Tổ thuộc dòng họ Ngô Thanh Thủy Thượng có tên trong Tộc phả Đồng liệt đều là thành viên .

Điều 10- Thế thứ: Trong Họ phải phân hàng Thế thứ tuần tự từ trước đến nay căn cứ vào Tộc phả Đồng liệt, việc này là cần thiết để duy trì tôn ti trật tự của dòng họ, tránh sự chia rẽ mất đoàn kết. Các Thế, thứ trong Tộc phả đã được các thế hệ đi trước kiểm định, vì thế con cháu sau này không được tùy tiện thay đổi.

Điều 11.- Tên họ: Họ Ngô, tên Phái ( Hữu, Văn, Viết ) , sau cùng là Tên .

Quy định thống nhất của Họ: Để khỏi nhầm lẫn khi vào Tộc phả Đồng liệt, con cháu đặt tên khai sinh có thể lấy chữ lót khác nhau, nhưng khi vào Gia phả thì nếu là con cháu phái nhất thì phải ghi sau họ Ngô chữ Hữu, phái nhì ghi chữ Văn, phái ba ghi chữ Viết. Con gái có ghi chữ Thị.( khi vào Gia phả có ghi tên giấy khai sinh trong ngoặc )

Điều 12.- Phái, chi, nhánh: Họ Ngô Thanh Thủy Thượng có ba Phái, phái nhất: Hữu, phái nhì : Văn, phái ba: Viết.

Phái Hữu có : 8 Chi Có 7 nhánh chạp.

Phái Văn có : 2 Chi có 20 nhánh chạp.

Phái Viết có : 6 Chi có 6 nhánh chạp.

Nhánh chạp là đơn vị cơ sở của Họ. Là nơi trực tiếp quản lý con cháu nội ngoại. Sự hưng thịnh của bổn Tộc chính là nhờ sự đóng góp tinh thần vật chất và thành tích của các nhánh chạp. Vì thế các vị trưởng Phái phải phát huy được vai trò của đại diện các nhánh chạp.

Điều 13.- Thủy tổ họ Ngô Thanh Thủy: Khai canh Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng quân Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng Cơ, Lực Tài Hầu Ngô Quý Công. ( Ngô Lực hiệu Minh Triết )

Điều 14.- Từ đường: Từ đường là nơi thờ cúng ngài Thủy tổ khai canh và bà phu nhân, ba vị tổ khảo con trai của ngài , vị tằng tổ cháu đích tôn của ngài. Thiết trí nhà thờ họ Ngô được bài trí như sau :

– Án giữa : thờ ngài thủy Tổ: Khai canh Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng quân Cẩm Y Vệ, Chánh dinh Chưởng cơ, Lực Tài Hầu Ngô Quý công. Trước phong Dực Bảo Trung hưng Linh phò Tôn thần, Gia tặng Đoan Túc Tôn Thần.

Bà Thủy Tổ Khai canh nguyên phối theo tước chồng.

– Án bên trái : thờ ba vị Tổ khảo :

Phụng vị cao cao Tổ khảo Ngô Bàng Ngô quý công tôn thần chi linh.

Phụng vị cao cao Tổ khảo nhị lang Ngô Khê Ngô Quý Công chi linh.

Phụng vị cao cao Tổ khảo tam lang Ngô Bạc Ngô Quý Công chi linh.

– Án bên phải : Thờ ngài cao tằng Tổ khảo :

Phụng vị cao tằng Tổ khảo Ngô Khuy Ngô quý công tôn thần chi linh.

– Án bên phải ngoài cùng : Thờ Ba ngài đầu phái Hữu, Văn, Viết: Ngài Ngô Hữu Ly (kỵ ngày 16.3 Â.l), ngài Cai đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công ( kỵ 28.5 Â.l), ngài Ngô Viết Lãng ( kỵ ngày 13.11 Â.l).

Từ đường họ Ngô Thanh Thủy Thượng được xây dựng từ thời Cảnh Hưng, đã trải qua thời gian chiến tranh, hư hại phải ba lần tu sửa ( 1956, 1972 và 1986 ). Tiền sửa chữa do con cháu tự nguyện đóng góp. Từ nay về sau nếu cần sửa chữa cũng huy động như vậy. Ngày lễ, ngày tết Nguyên đán các Phái, các chi, các nhánh có con cháu, o dượng, nội ngoại đến từ đường thắp hương tiên tổ.

15.- Lăng Mộ Tổ: Lăng mộ ngài Thủy Tổ Khai canh được cát táng ở sân trước nhà thờ Họ.

Con cháu trong Họ có trách nhiệm gìn giữ lăng mộ Tổ . Vị Tộc trưởng có trách nhiệm hương khói hàng tháng vào ngày mười bốn, rằm, ba mươi, mồng một.

16- Những ngài lễ lớn của Họ:

– Lễ Giỗ ngài Thủy Tổ Khai canh ngày 11-12. 5 Âm lịch.

– Lễ kỵ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công ngày 28.5 Âm lịch.

– Lễ kỵ Cô Phái Hữu 15.3 A l. phái Văn : 14- 15.7 Âm lịch. Kỵ Cô phái Viết 1.5 Â l. Lễ kỵ Cô do các Phái lo liệu.

– Lễ kỵ Hệ và kỵ Bà Cô Hội Đồng được quy định vào ngày 14-15.09 Âm lịch hàng năm.

– Lễ Chạp Họ vào ngày 01-02. 11. Âm lịch.

17.- Trưởng Họ: Tộc trưởng là người đại diện cho Họ, do đó mọi ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ và hành động trong cuộc sống hàng ngày phải biểu hiện là những người gương mẫu lịch sự trong giao tiếp với nhân quần xã hội, làm mẫu mực cho con cháu noi theo.

17.1.Việc bầu cử Tộc trưởng họ Ngô thực hiện theo thể chế dĩ tôn, chứ không theo thể chế đích tôn hoặc kế thừa theo thế hệ hay ngôi thứ trong gia tộc. Do đó toàn thể con cháu trong Phái phải chọn người có tinh thần với Tổ tiên, đầy đủ nhân cách, phẩm chất đạo đức trong gia tộc cũng như ngoài xã hội . Tộc trưởng phải được con cháu trong Phái tín nhiệm đề cử, được Hội đồng Bổn Tộc nhất trí. Nhiệm Kỳ của một Tộc trưởng là ba năm. Ba phái Hữu, Văn , Viết tuần tự thay nhau nhận trọng trách phụng sự Tổ tiên. Những trường hợp đặc biệt Phái không thể giải quyết được phải có văn bản trình Họ , Hội đồng Bổn Tộc họp hội nghị bổn Tộc bất thường để giải quyết. Nghị quyết của Hội đồng Bổn Tộc phải được sự nhất trí của trên 2/3 đại biểu tham dự.( Nếu Hội nghị lần thứ nhất các thành viên không tham gia đầy đủ thì Hội nghị lần thứ hai có quyền biểu quyết).

17.2. Trưởng Họ là người đại diện cho dòng Họ nhận trọng trách phụng sự Tổ tiên , vì thế phải hội đủ các điều kiện căn bản sau : Độ tuổi từ 60-70 có sức khỏe (để phụng sự Tổ tiên và sau khi mãn hạn nhiệm kỳ còn sức khỏe để hỗ trợ công việc của Họ và giúp việc cho làng), thể hình, đối nội, đối ngoại giao tiếp giữa cộng đồng cần hòa nhã nhưng cương quyết và mọi công việc khác đều tốt. Có tư cách, đạo đức, tâm huyết để phụng sự Tổ tiên, dòng Tộc.

17.3. Trưởng họ có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực hiện các công việc hàng ngày của Họ, theo dõi, đôn đốc việc thi hành tộc ước. Kế hoạch hoạt động của trưởng Họ phải được Hội Đồng Bổn Tộc họp bàn nhất trí cao mới được thực hiện. Trưởng Họ chịu trách nhiệm chính trong những ngày tế lễ, giỗ Tổ, chạp Họ , giỗ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công . Là người thay mặt viên quan họ đội sớ hầu ngài Thủy Tổ Khai canh và các ngày kỵ giỗ. Là người đại diện cho Họ trong việc đối nội, đối ngoại và chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Bổn Tộc và thành viên con cháu về các hoạt động của Họ.

17.4. Đại bái: Tộc trưởng thực hiện đại bái các trường hợp sau đây : Tham dự lễ giỗ chạp của ngài Bổn thổ Thành hoàng Phù Bài, các ngày lễ tại đình làng Thanh Thủy Thượng, tại từ đường họ Ngô Thanh Thủy Chánh, từ đường họ Ngô Thanh Thủy Thượng. Tộc trưởng đi dự lễ hội lớn được các họ bạn mời, phần nghi lễ: được lạy một án giữa.

Tộc trưởng đến dự lễ bất cứ nơi nào mà vị được cúng tế hôm đó ngang hàng với Phái của mình trở xuống, thì không đứng chủ lễ và bái ban, chỉ cử người đại diện đại bái.

Tộc trưởng không được bái tang một ai và bất cứ nơi nào, ngoại trừ phải chịu tang chế theo điều khoản 17.5. Khi trong Họ có người lâm chung, phái đoàn của Họ đến chia buồn, thì trưởng Họ cử người có tuổi tác hay chức phận tương đương với người quá cố đứng ra hành lễ.

17.5. Lâm tang bất dự Lễ Tế: Tộc trưởng lâm tang được quy định như sau :Khi chưa liệm, Tộc trưởng phải thiết lễ cau trầu rượu đến Từ đường Họ bái sám ngài Thủy Tổ: Nếu thời gian chịu tang quá dài ( trên ¼ nhiệm kỳ) thì xin lui để Hội Đồng Bổn Tộc giải quyết. Nếu ngắn ngày thì nhờ một vị cựu tộc trưởng thay chủ lễ tế , kể cả việc giao tiếp bên ngoài như: làng, họ bạn mời đi dự lễ tế trong thời gian chịu tang, nhưng vần tiếp tục điều hành công việc của Họ. Thời gian chịu tang của Tộc trưởng được quy định như sau: Hai mươi bảy tháng đối với trưởng nam. Những trường hợp lâm tang khác căn cứ theo sách Thọ Mai Gia lễ từ xưa đến nay mà thực hiện.

17.6. Lễ bàn giao giữa tân cựu Tộc trưởng diễn ra trong ngày Giỗ ngài Cai Đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công 28.5 âm lịch ( ngoại trừ trường hợp có sự cố ), trước sự chứng kiến của Hội Đồng Bổn Tộc . Biên bản bàn giao có :

– Sắc phong của ngài Khai canh gồm hai bản gốc: Sắc phong đời Duy Tân , sắc phong đời Khải Định và hai bản sao.

– Ba bộ Tộc phả : Bộ Hán Nôm đời Thành Thái (1904), Bộ Tộc phả 1946 chữ quốc ngữ. Bộ Tộc phả 1990 chữ quốc ngữ. Một bộ Tộc phả đều có bốn quyển : Quyển Đồng liệt, quyển phái Hữu, quyển phái Văn, quyển phái Viết.

– Từ khí của các án thờ ( Căn cứ cụ thể vào sổ tài sản của Họ).

– Các văn bản của Họ từ xưa đến nay: Trích lục các giấy tờ về nhà đất, các bản Hợp đồng.

– Tài chánh của Họ.( Cụ thể ở điều 17.7)

17.7. Tài chánh : Ngân quỹ của họ Ngô hiện có các khoản sau: Quỹ hương hỏa và quỹ Khuyến học. Bác trưởng đương nhiệm đứng tên chủ tài khoản gửi ngân hàng. Phiếu chính gửi ngân hàng do Thủ quỹ cất giữ, năm bản sao được gửi cho 5 người: Tộc trưởng , Thư ký, và ba bác trưởng Phái để công khai. Hàng năm Tộc trưởng và Thủ quỹ chỉ rút tiền lãi để lo việc chung của Họ, không được thâm vào vốn cố định.

– Nguồn thu của Họ chủ yếu : Tiền lãi ngân hàng, tiền con cháu cúng hương, tiền con cháu cúng xây dựng, tiền cho thuê các ki-ốt.

– Ngân sách trên được Tộc trưởng sử dụng chi tiêu vào những việc sau:

+ Chi vào việc tu sửa, xây dựng Họ.

+ Chi vào việc lo Kỵ, giỗ, chạp, Tết.

+ Chi vào các việc quan-hôn- tang –tế và những công việc chung của Họ.

+ Chi vào việc mua phần thưởng ( từ tiền lãi quỹ Khuyến học, nếu thiếu thì đề xuất để Ban Quản Tộc bổ sung thêm.)

– Tộc trưởng hạch toán phân bổ kỷ ngân sách để chi tiêu đủ lễ và đúng lễ vào tất cả các công việc chung của Họ trong năm. Phải tiết kiệm, không nên chi vượt quá các khoản thu. Số tiền còn lại bổ sung vào vốn cố định của Họ , làm cho số tiền tích lũy ở ngân hàng ngày càng nhiều hơn.

17.8. Sau lễ bàn giao, tân Tộc trưởng chính thức trở thành Trưởng Họ – là người thay mặt cho Họ trong mọi việc đối nội đối ngoại. Các thành viên con cháu trong Họ khi tiếp xúc liên hệ công việc với bác Tộc trưởng ( trong đó có vợ bác Tộc trưởng, bác cựu Tộc trưởng và vợ ) chỉ có dùng một danh xưng thống nhất là Bác Trưởng , không dùng các danh xưng khác ( Các danh xưng như Anh trưởng, chú trưởng, cháu trưởng, dượng trưởng, cậu trưởng… nếu là bà con thân ruột thì chỉ dùng tại nhà, không xưng hô tại tập thể.)

Điều 18.- Ban Quản Tộc : Ban Quản Tộc ( trước đây gọi là Viên quan Họ) có chức năng giải quyết các công việc nội bộ của Họ.

Ban Quản Tộc gồm có : Tộc trưởng, trưởng phái Hữu, phái Văn, Phái Viết. Thư ký, Thủ quỹ và một Điển lễ.

Ngoài ra còn có các bộ phận tham mưu, hoạt động : Xây dựng, Nghi lễ , Văn hóa , Khuyến học.

Số lượng của Ban Quản tộc có 7 người. Tộc trưởng, ba vị trưởng Phái, thủ quỹ, thư ký và Điển lễ do các Phái đề cử ( Tộc trưởng, Điển lễ phái này thì Thủ quỹ, Thư ký của hai Phái kia ) được Hội Đồng Bổn Tộc nhất trí .Tộc trưởng mời thêm trưởng các bộ phận để tham mưu, hoạt động. Nhân sự mời thêm do Tộc trưởng và các trưởng Phái bàn bạc thống nhất. Hàng năm Ban Quản Tộc sẽ được bổ sung thêm nếu thiếu. Nhiệm kỳ của Ban Quản Tộc là ba năm.

18.1- Trưởng Phái : Đứng đầu mỗi phái có một vị trưởng Phái để điều động các hoạt động của Phái theo những nghị quyết của Họ. Trưởng Phái là đầu mối quan trọng trong việc liên lạc giữa Họ và các nhánh chạp. Nhiệm kỳ của trưởng Phái là 03 năm. Trưởng Phái có trách nhiệm mua lễ vật, lo kỵ chạp của Họ. Ba Phái thay phiên nhau đảm nhiệm, năm này một trưởng Phái lo thì các trưởng phái còn lại hỗ trợ. Đồng thời đứng bồi tế với bác trưởng đương nhiệm. Ngoài ra trưởng Phái còn chủ trì tổ chức ngày giỗ của ngài đầu Phái. Lễ kỵ ngài đầu phái Hữu: Ngô Hữu Ly do con cháu lo kỵ vào ngày 16.3 Âm lịch. Lễ kỵ ngài đầu phái Viết: Ngô Viết Lãng do con cháu lo kỵ vào ngày 13.11 Âm lịch. Trong ngày kỵ Phái có mời Họ tham dự, Phái Viết mời Họ vào ngày chạp 3.11 Âm lịch. Ngày giỗ của ngài Cai đội Lai Đức Hầu Ngô Quý Công kỵ vào ngày 28.5 Â l do Họ chủ trì.

18.2- Thư ký: Ban Quản tộc có một thư ký (Trưởng tộc của Phái này thì thư ký, thủ quỹ là người của hai phái kia). Thư ký có nhiệm vụ:

– Giữ và ghi sổ nghị quyết của Ban Quản tộc .

– Hàng năm dự thảo báo cáo truyền thống, tổng hợp việc thực hiện tộc ước để Tộc trưởng đọc trong ngày giỗ Tổ.

– Ghi sổ vàng truyền thống, sổ vàng công đức.

– Giữ và ghi chép sổ sách của Họ.

18.3 – Sổ sách ghi chép:

– Sổ hội họp : Ghi chép cụ thể nội dung các buổi họp của Đại Hội đồng Bổn Tộc. Hội đồng Bổn Tộc , Ban Quản Tộc .

– Sổ vàng truyền thống: Ghi những truyền thống của Họ từ trước đến nay, ghi tên những danh nhân qua các thời kỳ: Anh hùng, Liệt sỹ, người đỗ khoa bảng trước CMT8 từ cử nhân trở lên, và ngày nay được nhà nước (Cấp bộ & cấp tương đương) khen thưởng với hình thức huân huy chương, bằng khen.Tổng kết thành tích từng nhiệm kỳ của các Ban Quản Tộc . Những người có công lớn với dòng Họ;

– Sổ vàng công đức: Ghi những người đã đóng góp công, của vào việc xây dựng, tôn tạo, thờ phụng.

– Sổ vàng hiếu học : ghi danh sách học sinh giỏi được khen thưởng hàng năm.

– Sổ tài sản ghi đất đai tộc tự, đồ thờ, đồ lễ, hương hỏa,…và những vật phẩm con cháu xa gần, nội ngoại tiến cúng.

– Sổ kế toán: ghi chép các khoản thu chi, thanh quyết toán hàng năm.

– Sổ ghi danh sách con cháu nhánh chạp: ghi thứ tự Con trai ( đã có gia đình, chưa có vợ), O dượng, con cháu họ Mệ nội, con cháu họ Mệ ngoại trong từng nhánh chạp do các trưởng nhánh thực hiện.

18.4- Thủ quỹ: Do các phái luân chuyển bầu lên có nhiệm vụ quản lý tiền, tài sản của Họ qua sự giám sát của bác Tộc trưởng. Tài sản của Họ gồm có:

– Quỹ hương hỏa: Chỉ sử dụng tiền lãi để lo các việc kỵ giỗ, chạp, tết.

– Quỹ khuyến học: Chỉ sử dụng tiền lãi để mua phần thưởng.

– Quỹ xây dựng: Số tiền con cháu cúng xây dựng Họ thì đưa vào việc xây dựng, tu sửa.

– Quỹ thường chi hàng năm để phục vụ việc quan, hôn, tang, tế và các công việc chung của Họ. Giữ tiền mặt không quá năm triệu, số tiền còn lại phải gửi ngân hàng.

– Tài sản của Họ như đất hương hỏa nhà thờ Họ, đồ thờ tự, đồ lễ, những vật phẩm con cháu nội ngoại tiến cúng…

Việc xây dựng quỹ phải được các thành viên trong Họ bàn bạc dân chủ, thống nhất tự nguyện đóng góp, ngoài ra động viên con cháu đang sinh sống ở mọi miền đất nước và ở nước ngoài cùng đóng góp công đức.

18.5- Trưởng các bộ phận: Các bộ phận tham mưu, giúp việc cho Ban Quản Tộc có từ 3-5 người, bộ phận Nghi lễ có trên 15 người. Đứng đầu có một vị trưởng bộ phận . Các bộ phận :

a. Xây dựng. b. Nghi lễ. c. Văn hóa d. Khuyến học.

18.6- Họp Ban Quản Tộc : Hàng năm Ban Quản Tộc họp định kỳ bốn lần :

– Trước Tết nguyên Đán : Bàn việc chuẩn bị Tết. Thông qua dự thảo nội dung hội nghị Hội đồng Bổn Tộc đầu năm.

– Tháng Tư Âm lịch : Họp bàn chuẩn bị lễ Giỗ Tổ ngày 11-12. 5 Âm lịch. Triển khai kế hoạch Mừng Thọ, Khuyến học. Kế hoạch Giỗ ngài Ngô Công.

– Tháng 8 họp bàn lễ kỵ Hệ vào ngày 14-15.09 Âm lịch .

– Tháng 10 Âm lịch : Họp chuẩn bị lễ Chạp Họ vào ngày 01. 11. Âm lịch.

Cuộc họp có thể mở rộng mời các vị cựu trưởng Tộc, cựu trưởng Phái cùng tham gia để tham khảo ý kiến. Ngoài ra có thể họp bất thường khi có những công việc cần thiết và đột xuất.

Điều 19. – Hội đồng Bổn Tộc : Đại diện toàn thể Bổn Tộc: Ban Quản Tộc , Cựu tộc trưởng, cựu các trưởng Phái, đại diện các nhánh chạp. Đây là Hội đồng có quyền hạn cao nhất của Họ. Hội đồng Bổn Tộc có trách nhiệm biểu quyết những hoạt động trong năm của Ban Quản Tộc . Kế hoạch của Ban Quản Tộc phải được trên 2/3 đại biểu nhất trí mới được thi hành. Hội đồng Bổn Tộc có trách nhiệm quyết định những hoạt động có tính chất lâu dài của Họ.

19. 1 – Họp Hội đồng Bổn Tộc : Định kỳ Hội đồng Bổn Tộc họp mỗi năm một lần vào ngày 16 tháng Giêng Âm lịch để: Nghe và góp ý báo cáo của Ban Quản Tộc trình bày những việc đã làm trong năm qua và phương hướng những việc sẽ làm trong năm đến.Thông qua thanh quyết toán các khoản thu chi trong năm. Thống nhất những công việc lớn của Họ phải thực hiện trong năm tới. Quyết định hình thức tổ chức lễ giỗ Tổ trong năm.

19. 2 – Họp Hội đồng Bổn Tộc bất thường: Trường hợp Ban Quản Tộc vi phạm pháp luật, vi phạm đao đức thì họp để thống nhất các biện pháp xử lý. Cấp thiết có thể bãi nhiệm nếu trên 2/3 đại biểu tham dự nhất trí. Trường hợp Tộc trưởng, trưởng Phái đương nhiệm qua đời, Hội đồng Bổn Tộc họp bất thường để bố trí người thay thế.

19. 3 – Trách nhiệm của Hội đồng Bổn Tộc : Khi có một cá nhân, nhánh chạp, chi, phái nào vi phạm bản Tộc ước thì Ban Quản Tộc phải mời Hội Đồng Bổn Tộc họp để xét xử có văn bản. Nếu vi phạm không trầm trọng nhưng biết nhận lỗi thì cảnh cáo hoặc khiển trách trước Hội đồng Bổn Tộc . Nếu cố tình tái phạm thì phạt vạ trước Họ một mâm câu trầu rượu đồng thời thông báo cho các nhánh chạp trong Họ đều biết. Nếu vẫn tiếp tục cố tình vi phạm thì đoạn giao bằng văn bản và thông báo cho các nhánh chạp đều biết.

Điều 20.- Phả tộc: Hiện Bổn Tộc đang lưu giữ 3 bộ: Bộ Hán Nôm được viết vào năm Thành Thái 16 (1904) do ông Phó Quản cơ Ngô Văn Tuyên làm chủ biên. Bộ bằng chữ quốc ngữ viết vào năm 1946 do ông Ngô Văn Hoài làm chủ biên. Bộ Tộc phả do ông Ngô văn Tân tức Xán, đại phụng tu vào năm Canh ngọ 1990.

20.1 Bộ Tộc phả nào cũng gồm 4 quyển: Quyển Đồng Liệt, Gia phả phái Hữu, Gia phả phái Văn, Gia phả phái Viết. Bộ Phả tộc này rất có giá trị nên mọi người phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn chu đáo, không để hư hỏng, thất lạc. Ai muốn xem phải được trưởng Họ đồng ý và phải xem, đọc tại từ đường Họ, không thuyên chuyển đi nơi khác.

20.2. Cứ 05 năm phả tộc được bổ sung những điều cần thiết để dần dần hoàn thiện. Khi có điều kiện thuận lợi, Ban Quản Tộc có kế hoạch đánh máy. Tuy nhiên chỉ Tộc trưởng có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ File trong máy vi tính. Tuyệt đối không được phổ biến. Chỉ được phép phổ biến Gia phả của từng nhánh chạp. Các bản in bộ Tộc phả phải được một hội đồng gồm có tộc trưởng và đại diện 3 Phái kiểm tra từng trang , từng câu, từng chữ, đóng dấu giáp lai, có biên bản xác nhận.

Điều 21- Lễ Giỗ Tổ: Giỗ tổ hàng năm vào ngày 11-12 tháng 5 Âm lịch, sẽ được tổ chức trọng thể, trang nghiêm và tiết kiệm. Nội dung bao gồm:

21.1. Mục đích, yêu cầu :

-Tưởng nhớ công lao của ngài Thủy Tổ Khai canh đã có công “ Hộ quốc tí dân”, khai sinh ra một trong những dòng tộc lớn ở xã Thủy Thanh và phường Thủy Dương.

-Giáo dục con cháu các thế hệ kế tiếp phát huy những truyền thống tốt đẹp của bổn Tộc, làm rạng danh dòng tộc, làm cho bổn Tộc ngày càng hưng thịnh.

-Động viên con cháu đóng góp vật chất tinh thần làm cho nhà thờ Họ ngày càng khang trang.

-Lễ kỷ niệm giỗ Tổ thể hiện tinh thần văn hóa, phù hợp nội dung lịch sử.

21.2. Hình thức :

Về mặt lịch sử, họ Ngô Thanh Thủy có một mốc thời gian hết sức quý đó là năm mất của ngài Khai canh. Gia phả họ Ngô Lang Xá và Gia phả họ Ngô Thanh Thủy cùng ghi: Ngài Thủy Tổ Ngô Lực ( Ngô Minh Triết ) tạ thế ngày 12 tháng 5 niên hiệu Gia Thái thứ 5 tức năm Đinh sửu (1577). Lấy mốc lịch sử 1577, chúng ta có thể sử dụng khoảng cách thời gian để tổ chức lễ Giỗ hay lễ Kỷ niệm.

Trên cơ sở lịch sử, có 3 hình thức tổ chức :

– Tiểu lễ : giỗ nội bộ , tổ chức vào những ngày kỵ chạp .

– Trung lễ: Tùy nghi tổ chức 3 năm một lần hay vào những năm có số 5 cuối (như 435 năm).

– Đại lễ : Lễ kỷ niệm. Tổ chức vào những năm tròn : 440 năm, 450 năm, 500 năm…

21.3. Nội dung : Dù hình thức nào cũng có 3 phần: Tế- Lễ- Hội.

– Phần Tế : Tuân thủ nghi thức cổ truyền đã được bảo lưu từ trước.

– Phần lễ : + Phát biểu của Tộc trưởng: Có 2 phần. Phần đầu nêu Tiểu sử ngài Khai canh ( bao gồm Thân thế, dòng tộc và sự nghiệp để con cháu ngưỡng vọng ). Phần sau nêu những thành tích con cháu đạt được, thành quả xây dựng..

+Mừng thọ các cụ 80 tuổi trở lên.

+Phát thưởng học sinh giỏi: ( Học sinh phải mặc đồng phục nhà trường)

– Phần hội: +Dùng cơm thân mật hay tiệc rượu .

21.4 Thành phần tham dự:

– Tiểu lễ: Hội đồng Bổn Tộc, Ban Quản Tộc, các bộ phận, và con cháu trai của Họ.

– Trung lễ: Ngoài thành phần nội bộ như ở tiểu lễ, còn có một số khách mời : Họ Ngô Phù Bài và Lê Bà, Ngô Lang Xá .

– Đại lễ : mời toàn thể con cháu, dâu rể. Đại diện con cháu ở Buôn Mê Thuột , Đồng Xoài, Sài gòn, Đà Nẵng… Quan khách.

21.5. Tổ chức : Trong ngày họp đầu năm 16 tháng giêng Âm lịch, Hội nghị quyết định thống nhất tổ chức hình thức nào, để Ban Quản Tộc có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện thành công viên mãn.

Việc tổ chức liên hoan thân mật để con cháu gặp mặt phải gọn nhẹ tiết kiệm. Những người đến dự phải giữ đúng tư cách, vui vẻ, hòa nhã, văn minh, lịch thiệp.

Hàng năm Ban Quản Tộc có trách nhiệm về tham dự lễ giỗ ngài Bổn Thổ Phù Bài vào ngày Thanh minh.

Điều 22: Định vị tại Ngô tộc : Vị trí chỗ ngồi tại nhà hội đã có quy củ từ lâu, được xếp đặt như sau :

Bộ ngựa giữa dành dòng bên trái cho vị tân tộc trưởng, ba trưởng phái, thủ quỹ, thư ký, trưởng các bộ phận. Dòng bên phải dành cho các vị cựu tộc trưởng, tùy theo thế thứ để tọa vị. . Tiếp theo là cựu trưởng Phái tùy theo thế thứ để tọa vị .

Bộ ghế bên trái dành cho các vị cao thế, cao niên, và các thành viên.

Bộ ghế bên phải dành cho các vị đến dự lễ Mừng thọ và các thành viên .

Điều 23: Trường hợp đặc biệt : Ngài Bổn thổ Phù Bài có ba người con là Ngô Tôi, Ngô Lực, Ngô Điêu. Cứ khoảng ba năm có một lần, Họ có kế hoạch mời bác Tự thừa , Tộc trưởng họ Ngô Nhất, Nhì, Ba và viên quan Họ, Tộc trưởng họ Lê Bà làng Phù Bài và Tộc trưởng Ngô Lang Xá và viên quan họ. Vị trí chỗ ngồi được định vị như sau : Phái đoàn họ Ngô Phù Bài ngồi dòng bên phải bộ ghế ngựa giữa, số người còn lại ngồi bộ ghế bên trái.Tộc trưởng họ Ngô Lang Xá ngồi bộ ghế ngựa giữa dòng bên trái ở vị trí số hai cùng với tân, cựu tộc trưởng họ Ngô ( số một là tộc trưởng họ Ngô Thanh Thủy Thượng ).

Điều 24: Việc Quan-Hôn-Tang-Tế: Tất cả các thành viên con cháu, o dượng trong Họ đều được Bổn Tộc quan tâm động viên, thăm viếng bình đẳng như nhau . Tuy nhiên những vị cao niên, những người có đóng góp công sức tiền bạc, gánh vác công việc của Họ được ưu tiên hơn.

24.1. Thăm chúc Tết : Vào ngày 27 Tết, Ban Quản Tộc đi chúc mừng thọ cụ ông cụ bà cao niên từ 85 đến 90 tuổi trở lên. Phần quà gồm nửa cân mức gừng và một lạng trà. Phần quà của những vị từ 85 đến 89 tuổi do các bác trưởng phái trao tặng.

24.2: Thăm viếng ốm đau : Trường hợp bản thân các thành viên trong Ban Quản Tộc , cựu Tộc trưởng, cựu trưởng phái, cựu thư ký, thủ quỹ và cựu trưởng các bộ phận, không may bị đau ốm phải nằm viện, Ban Quản Tộc tổ chức thăm hỏi động viên và có phần quà tương đương hai lon sữa nhãn hiệu Cô gái Hà Lan tùy giá thị trường.

24.3 Tang lễ : Khi có con cháu, o dượng qua đời, gia đình cử người đại diện đem 5 miếng cau trầu, rượu đến nhà thờ Họ để trình báo . Nếu là con trai, dâu, con gái chưa chồng hoặc những người đi lấy chồng nhưng đã hồi tôn thì xin quan Chấp lệnh. Trường hợp không có mặt bác Tộc trưởng, chú từ thay mặt nhận lễ rồi báo lại cho Tộc trưởng biết để cử quan Chấp lệnh và tổ chức đi điếu:

– Những thành viên lớn tuổi: Lễ vật đi điếu gồm một mâm cau trầu rượu hương, một bức liển thường , một thư ( lời) chia buồn . Những thành viên có cúng tiền xây dựng và lễ vật thờ cúng tại Họ, trong thư chia buồn có ghi nhận công đức đóng góp.

– Con cháu từ 18 tuổi trở xuống chưa vợ, chưa chồng không may qua đời: Phần lễ vật đi điếu gồm một ốp hương và tiền mặt giá trị theo quy định của Họ đã đi các đám bình thường.

– Trường hợp người quá cố cao niên từ 90 tuổi trở lên, Họ ưu tiên cử quan chấp lệnh là bác cựu Tộc trưởng hỗ trợ cầm lệnh , thể hiện tinh thần “Kính lão đắc thọ” và khuyến khích nâng cao tuổi thọ của dòng Họ. Ưu tiên thành viên từ 85 tuổi trở lên, có công lao với Họ thì cựu Tộc trưởng hỗ trợ cầm lệnh.

– Trường hợp các bác trưởng cựu qua đời, trước khi chưa nhập liệm, trưởng nam hoặc người thân đem năm miếng cau trầu, rượu thông qua bác Tộc trưởng đên nhà thờ Họ để cáo Ngài.

Họ đi điếu cựu Tộc trưởng ưu tiên lễ vật như sau : một mâm cau trầu rượu hương, một bức trướng loại tốt và một bản điếu văn. Quan Chấp lệnh phải do bác trưởng cựu cầm lệnh. Nếu không có trưởng cựu, tộc trưởng phải đích thân nhờ làng cử trưởng cựu của Họ khác cầm lệnh. Lễ đi đám của Họ do một bác trưởng cựu đứng lễ Trong thời gian tiến hành tang lễ, Họ phân ban trực. Âm công tùy Họ và gia đình thống nhất lo liệu.

Trong quá trình tiến hành tang lễ của cựu Tộc trưởng, nếu gia đình có nguyện vọng đến cáo Tổ tại nhà thờ Họ, những người đang chịu tang không được vào Từ đường, chỉ có bác Tộc trưởng và thầy cúng vào tiến hành lễ. Tang quyến chỉ đứng trước sân nhà thờ Họ lạy vào.

– Vợ bác cựu trưởng qua đời: Phần lễ vật và nghi lễ như bác cựu Tộc trưởng. Chỉ có khác : bức trướng loại thường, Họ không phân ban trực, âm công do gia đình lo liệu.

. – Trường hợp cựu trưởng Phái, thư ký, thủ quỹ, trưởng các bộ phận Nghi lễ, Văn hóa, Khuyến học, người ở từ khi qua đời , có ưu tiên như sau : Lễ vật gồm một mâm cau trầu rượu hương, một bức trướng loại tốt, một điếu văn. Quan chấp lệnh do cựu trưởng Phái cầm lệnh. Nếu là cựu trưởng Phái, trong những ngày tang, phần nghi lễ có ưu tiên hơn.

– Trường hợp con cháu ở ngoại Tỉnh qua đời : Nếu Bổn Tộc có điều kiện hay tang chủ tạo phương tiện thì Bổn Tộc tổ chức đi điếu. Nếu không có người đại diện hoặc Ban Quản Tộc không đi được thì gửi điện văn phân ưu.

24.4 Dự lễ kỵ giỗ, kết hôn, nhà mới: Gia đình mời Ban Quản Tộc dự lễ về nhà mới, kết hôn, Họ đi lễ vật : một bức tranh phong cảnh nhà thờ họ Ngô.

Dự lễ kỵ giỗ: Một cặp rượu, một quả bánh cộ và gói trà.

Những điều nên làm

Điều 25: Con cháu đến tham dự các ngày Họ sinh hoạt là những người có quan tâm xây dựng dòng Tộc. Những ý kiến, việc làm đưa ra tại hội nghị nhằm mục đích làm cho dòng Họ ngày càng hưng thịnh .Tuy nhiên đôi lúc có ý kiến trái chiều. Việc tranh luận bảo vệ ý kiến phải đặt trên tinh thần bảo vệ lẽ phải, cầu thị. Trong quá trình thảo luận thì nên phân tích rõ ràng, tạo không khí thuận thảo vui vẽ, không nên gây căng thẳng nặng nề.

Điều 26: Đầu tư cho con em học hành thành tài, chính là đầu tư cho tương lai của gia đình và dòng Họ.Thực hiện khuyến học khuyến tài, hàng năm Họ dùng tiền lãi quỹ Khuyến học để khen thưởng cho những học sinh có thành tích cao : Mẫu giáo : là những Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu, Tiểu học phải đạt Học sinh giỏi. Trung học cơ sở, Trung học phổ thông : đạt Học sinh Tiên tiến, Học sinh giỏi. Và những sinh viên đỗ Cao đẳng và Đại học năm trước có giấy báo , đã đi học.

Điều 27: Những gia đình có thành tích tập trung đầu tư cho con cái học hành, đều tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học. Những gia đình nghèo khó nhưng vẫn đầu tư cho con em đỗ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ thì Hội Đồng Bổn Tộc xét để tuyên dương tặng thưởng danh hiệu Gia Đình Hiếu Học.

Điều 28: Họ Ngô Việt Nam có truyền thống: Dù ở đâu những người cùng mang họ Ngô đều có tinh thần gắn bó thương mến giúp đỡ nhau, xem nhau là anh em một nhà. Đặc biệt họ Ngô ở Phù Bài, Thanh Thủy, Lang xá đều cùng do ngài Bổn thổ Thành hoàng Phù Bài sinh ra. Vì thế những người cùng họ Ngô không được kết hôn thành gia thất ( Họ đã có nội quy).
Khen thưởng, kỷ luật

Điều 29: Mục đích lập bản Tộc ước là để con cháu nắm những quy định, luật lệ chung của Họ đã được Tổ tiên lưu truyền từ đời này sang đời khác, có bổ sung một số điều khoản để phù hợp với thực tiển ngày nay. Hiểu rõ những quy định của Bổn Tộc để con cháu các thế hệ kế tiếp gìn giữ bảo vệ những truyền thống quý báu của Tổ tiên. Tự nguyện thực hiện để làm cho dòng Tộc ngày càng hưng thịnh. Các thành viên của Họ ai có nhiều thành tích trong việc thực hiện tộc ước thì được thì Hội Đồng Bổn Tộc xét để tuyên dương khen thưởng.

Điều 30: Thành viên nào vi phạm tộc ước thì trưởng Họ nhắc nhở, giáo dục. Nếu vi phạm nghiêm trọng phải đưa ra kiểm điểm trước Hội Đồng Bổn Tộc và chịu hình thức kỷ luật theo quyết định của hội nghị.

CHƯƠNG III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31: Mọi thành viên trong Họ đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng tộc ước, chấp hành tộc ước và tuyên truyền vận động để mọi người cùng thực hiện.

Điều 32: Trong quá trình thực hiện xét thấy có những điểm cần bổ sung, hoặc sửa đổi thì các thành viên trong Họ được quyền đề đạt ý kiến với Ban Quản tộc và Hội đồng Bổn Tộc để nghiên cứu. Việc bổ sung, thay đổi, sửa chữa câu chữ chỉ có hiệu lực khi được 2/3 Hội Đồng Bổn Tộc nhất trí.

Điều 33: Tộc ước này được hội nghị Ban Quản Tộc thông qua ngày 20 tháng bảy Nhâm thìn . Hội đồng Bổn Tộc góp ý, bổ sung vào ngày 24.7 Nhâm thìn tức là ngày 9.9.2012. Bản Tộc ước đã thông qua ngày 24.7 Nhâm thìn được gửi về ba Phái và các nhánh chạp để con cháu có ý kiến. Những ý kiến của các Phái trên cơ sở đóng góp của con cháu các nhánh chạp được tập hợp bằng văn bản gửi về Ban Quản Tộc . Ngày lễ chạp Họ 02.11 Nhâm thìn tức là ngày 14.12.2012, Hội Đồng Bổn Tộc đã họp xem xét ý kiến của các Phái. Sau khi thảo luận, điều chỉnh, Hội Đồng Bổn Tộc biểu quyết nhất trí thông qua 33 điều khoản nêu trên. Bản Tộc ước chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày : 16 tháng giêng năm Quý tỵ 2013.

Có sự tham gia soạn thảo, góp ý của Hội Đồng Bổn Tộc : Bác Tộc trưởng Ngô Văn Hứa, Cựu Tộc trưởng Ngô Viết Đàm, Ngô Hữu Lít, Ngô Hữu Thích, Ngô Văn Hiệp, các trưởng Phái : Ngô Hữu Vĩnh, Ngô Văn Thăng, Ngô Viết Ba. Các cựu trưởng phái Ngô Hữu Thương, Ngô hữu Cầu, Ngô Văn Luyện, Ngô Văn Nhân, Ngô Viết Ấm, Ngô Viết Diều, Thủ quỹ Ngô Văn Thú, Thư ký Ngô Viết Ky.
Thủy Dương, ngày 14 tháng 12 năm 2012

Soạn thảo và Góp ý :

HỘI ĐỒNG BỔN TỘC

Biên tập: NGÔ VĂN PHỐ

Phiên họp ngày 16 tháng Giêng năm Ất Mùi (06.03.2015) Hội Đồng Bổn Tộc thống nhất điều chỉnh Điều 17.1 như sau :

17.1. Việc bầu cử Tộc trưởng họ Ngô thực hiện theo thể chế dĩ tôn, chứ không theo thể chế đích tôn hoặc kế thừa theo thế hệ hay ngôi thứ trong gia tộc. Do đó toàn thể con cháu các Nhánh Chạp phải chọn người có tinh thần với Tổ tiên, đầy đủ nhân cách, phẩm chất đạo đức trong gia tộc cũng như ngoài xã hội . Nhiệm Kỳ của một Tộc trưởng là ba năm. Trước năm 1975 việc bầu Tộc trưởng do Hội Đồng Bổn Tộc và con cháu tiến cử. Từ năm 1975 do tình hình khó khăn chung mới quy định phân công các Phái luân phiên gánh vác trách nhiệm. Nay Hội Đồng Bổn Tộc thống nhất trở lại như xưa: Tộc trưởng do con cháu các Nhánh Chạp tín nhiệm đề cử, Ban Bổn Tộc tập hợp ý kiến, trình Hội Đồng Bổn Tộc trong phiên họp ngày 16 tháng Giêng của năm cuối nhiệm kỳ. Sau khi Hội Đồng Bổn Tộc và con cháu thống nhất tiến cử tân Tộc trưởng, sẽ thông báo lại cho các Nhánh Chạp.